Năm 2024 được xác định là khoảng thời gian “tăng tốc” để tỉnh hoàn thành các nhiệm vụ XDNTM theo kế hoạch đề ra cho cả nhiệm kỳ 2021-2025.
Thời gian qua, việc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thanh Hóa không chỉ dừng lại ở việc cải thiện hạ tầng và nâng cao chất lượng đời sống mà còn hướng tới mục tiêu lâu dài là đô thị hóa. Theo chiến lược phát triển của tỉnh, các khu vực nông thôn sẽ dần trở thành các thị trấn, thị xã với đầy đủ các tiêu chí của một đô thị hiện đại.
Theo ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 của Thanh Hóa tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đã và đang đạt được những thành quả rất đáng khích lệ.
Theo đó, trong năm 2023 và quý I năm 2024, toàn tỉnh có thêm 1 đơn vị cấp huyện, 17 xã và 17 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 14 xã và 173 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 187 sản phẩm được công nhận OCOP. Bình quân toàn tỉnh đạt 16,85 tiêu chí/xã.
Cuối tháng 12/2024, Hội đồng Thẩm định Trung ương đã xét, bỏ phiếu công nhận huyện Triệu Sơn đủ điều kiện đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2024. Đến ngày 6/1/2025 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Triệu Sơn đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2024. Đây là huyện thứ 3 của Thanh Hóa được Trung ương công nhận danh hiệu này trong năm 2024 sau Thọ Xuân và Yên Định. Kết quả này đưa Thanh Hóa là địa phương đầu tiên của khu vực Bắc Trung bộ có huyện NTM nâng cao, không chỉ 1 mà là 3 huyện đầu tiên của cả khu vực.
Điều đáng nói, sau nhiều năm nỗ lực, căn cứ điều kiện thực tế, tỉnh Thanh Hóa đưa ra chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2024 toàn tỉnh có thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, đến nay đã vượt 1 huyện ngoài dự kiến.

Mục tiêu năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu có thêm 1 huyện, 19 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 2 huyện và 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận.
Sau gần 4 năm, việc triển khai thực hiện khâu đột phá về. Khoa học và công nghệ đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực. Khoa học và công nghệ từng bước trở thành động lực trong phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt kết quả khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt 3,75%, vượt 0,75% so với kế hoạch. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành chuyển dịch đúng hướng. Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao đang từng bước được hình thành.
Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh có sức lan tỏa mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống đại bộ phận người dân nông thôn; số lượng xã đạt chuẩn của tỉnh thuộc tốp đầu cả nước; số lượng sản phẩm OCOP thuộc tốp 3 cả nước và đa dạng về chủng loại.
Nhiều xã trong tỉnh cũng đang tiến tới việc trở thành đô thị theo những lộ trình khác nhau. Hầu hết các xã đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển hạ tầng và các tiêu chí cần phải được cải thiện trước để phù hợp với xu hướng đô thị hóa trong tương lai. Trong quá trình phát triển hệ thống hạ tầng, thị xã cũng định hướng cho các xã ven đô nâng cao nhiều tiêu chí nông thôn mớivượt chuẩn, nhằm thúc đẩy sự phát triển và mở rộng đô thị, với mục tiêu đưa các địa phương từ xã lên phường trong thời gian tới.