sáp nhập tỉnh thành

Cập nhập tin tức sáp nhập tỉnh thành

Hải Dương trình Chính phủ phương án sáp nhập trước ngày 1/5

Hải Dương sẽ hoàn thiện hồ sơ, phương án để trình Chính phủ thông qua việc sáp nhập với TP Hải Phòng trước ngày 1/5.

Lý do sau khi hợp nhất lấy tên An Giang, đặt trụ sở ở Kiên Giang

Theo đề án hợp nhất An Giang và Kiên Giang, tỉnh mới lấy tên là An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang hiện nay).

Lãnh đạo cấp huyện được ưu tiên về làm lãnh đạo xã, phường mới sau sáp nhập

Các chức danh lãnh đạo đảng ủy cấp xã, cần xem xét, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực; đồng thời theo thứ tự định hướng: Các nhân sự là thường trực, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch HĐND và UBND, cấp ủy viên cấp huyện hiện nay.

100% đại biểu HĐND Bắc Ninh thông qua chủ trương hợp nhất với tỉnh Bắc Giang

100% đại biểu HĐND tỉnh Bắc Ninh đã thông qua dự thảo Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang để thành lập tỉnh Bắc Ninh (mới).

Ninh Thuận đưa phương án đặt tên xã, phường mới, bỏ cách theo số thứ tự

Tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp, thống nhất không đặt tên mới cho các xã, phường theo số thứ tự.

Sáp nhập tỉnh có đường biển dài nhất nước: Hình thành 'trái tim điện sạch'

Khi sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận, tỉnh mới đưa ra chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ cao, du lịch biển chất lượng và trở thành trung tâm năng lượng tái tạo khổng lồ của cả nước.

Hơn 97% cử tri Thái Bình nhất trí với đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Các địa phương trong tỉnh Thái Bình đã hoàn tất lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về đề án hợp nhất 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, với tỷ lệ đồng thuận cao.

Những cái ‘được’ và ‘khó' của cán bộ khi sáp nhập tỉnh Đồng Tháp với Tiền Giang

Khi sáp nhập Đồng Tháp với Tiền Giang sẽ lựa chọn được những cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, tín nhiệm để bố trí đảm nhận các chức danh đúng quy định. Song, cũng tác động, ảnh hưởng đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ...

Người dân nói gì về việc sáp nhập TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng?

Hầu hết cử tri đồng ý sáp nhập TP Cần Thơ với Hậu Giang, Sóc Trăng. Ngoài ra, cử tri cũng có ý kiến khác như sau sáp nhập khi có công việc cần lên cấp tỉnh để làm thủ tục hành chính phải đi rất xa.

Phương án sắp xếp 22.666 biên chế khi sáp nhập tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang

Khi sáp nhập tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang có hơn 55.000 biên chế các cấp; riêng cấp tỉnh có 22.666 người sẽ tạm thời giữ ổn định; sau đó sẽ rà soát sắp xếp, tinh giản biên chế những trường hợp dôi dư theo lộ trình 5 năm.

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh một số giấy tờ pháp lý.

Vì sao Hải Phòng chọn Thủy Nguyên để đặt trung tâm hành chính khi sáp nhập với Hải Dương?

Theo đề án sáp nhập, hợp nhất Hải Phòng với tỉnh Hải Dương, tỉnh mới có tên là TP Hải Phòng, trung tâm hành chính đặt tại TP Thủy Nguyên.

Lý do hợp nhất Thái Bình với Hưng Yên, lấy tên tỉnh mới là Hưng Yên

Tên gọi “tỉnh Hưng Yên” sau khi hợp nhất Hưng Yên với Thái Bình là phù hợp, vì địa danh này có bề dày lịch sử, văn hiến và truyền thống cách mạng, xuất hiện từ thời vua Minh Mạng năm 1831.

'Sa Pa, Hạ Long, Đà Lạt không cần phải là cấp huyện mới giữ được tên tuổi'

“Sa Pa không cần phải là một huyện hay thị xã mới giữ được tên tuổi Sa Pa. Những địa danh đã tồn tại lâu đời sẽ tiếp tục sống trong đời sống người dân, bất kể nó có là đơn vị hành chính hay không” - GS.TSKH Vũ Minh Giang nói.

Đề xuất chế độ, chính sách dân tộc sau sắp xếp đơn vị hành chính

Sự thay đổi sau sắp xếp bộ máy hành chính có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện một số chế độ, chính sách dân tộc tại địa phương.

‘Cái khó’ của cán bộ, công chức Bến Tre khi sáp nhập với Vĩnh Long, Trà Vinh

Các quốc lộ 57, 57B hiện chưa được mở rộng và cầu Đình Khao đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Vì vậy, khi sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh thì cán bộ, công chức từ Bến Tre sang Vĩnh Long làm việc sẽ gặp khó khăn.

Bức tranh toàn cảnh tổ chức bộ máy, nhân sự cấp xã sau sáp nhập

Chậm nhất vào ngày 15/8 năm nay, cấp xã mới sẽ đi vào hoạt động với các nhiệm vụ, quyền hạn mới. Việc bố trí nhân sự cấp xã theo tinh thần lãnh đạo sẽ kiêm nhiệm nhiều chức danh, ưu tiên tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp với dân.

Sáp nhập Hải Phòng và Hải Dương hướng tới đô thị đặc biệt thứ 3 của cả nước

Sáp nhập Hải Dương với Hải Phòng trở thành 1 thành phố trực thuộc Trung ương là chủ trương có tính chiến lược, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của 2 địa phương, hướng tới đô thị đặc biệt thứ 3 của cả nước, sau Hà Nội và TPHCM.

Sáp nhập Bình Định và Gia Lai thành ‘siêu tỉnh’ rừng vàng, biển bạc

Việc sáp nhập giữa Bình Định (có thế mạnh về công nghiệp, dịch vụ, cảng biển) và Gia Lai (có lợi thế về nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản) sẽ tạo nên một “siêu tỉnh” vừa có rừng vàng, vừa có biển bạc.

Thách thức trong bố trí lãnh đạo chủ chốt khi sáp nhập Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng

Một trong những thách thức đặt ra khi sáp nhập TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng là việc sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là khó khăn trong quá trình bố trí chức danh lãnh đạo chủ chốt.