SỰ KIỆN

Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện

Ngày 28/2/2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 127-KL/TW, định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Đây là một phần trong nỗ lực tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhằm đảm bảo hiệu năng và hiệu quả.

Giám đốc sở, tỉnh ủy viên có thể về làm bí thư, chủ tịch xã sau sáp nhập

Bộ Nội vụ cho biết, tất cả nội dung liên quan đến bố trí nhân sự như ai làm bí thư, ai làm chủ tịch, phó chủ tịch, các cơ quan chuyên môn của địa phương tổ chức ra sao, địa phương sẽ quyết định và chịu trách nhiệm.

Sáp nhập tỉnh có đường biển dài nhất nước: Hình thành 'trái tim điện sạch'

Khi sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận, tỉnh mới đưa ra chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ cao, du lịch biển chất lượng và trở thành trung tâm năng lượng tái tạo khổng lồ của cả nước.

Đặt tên xã, phường mới: Không nên đánh số vì 'ta đâu thiếu chữ nghĩa'

"Tôi ủng hộ việc chọn tên xã, phường sao cho có ý nghĩa, có thể dựa vào tên cũ hoặc đặt mới chứ không nên đánh số. Ta đâu thiếu chữ nghĩa" - ông Vũ Ngọc Hoàng bày tỏ quan điểm.

Nghe ý kiến dân, nhiều tỉnh, thành bỏ cách đặt tên xã, phường theo số 1, 2, 3

Nhiều tỉnh, thành sau khi lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân đã điều chỉnh phương án đặt tên phường, xã theo số thứ tự 1, 2, 3... bằng những cái tên quen thuộc với người dân, gắn với lịch sử, văn hóa của mỗi vùng đất.

Bức tranh toàn cảnh tổ chức bộ máy, nhân sự cấp xã sau sáp nhập

Chậm nhất vào ngày 15/8 năm nay, cấp xã mới sẽ đi vào hoạt động với các nhiệm vụ, quyền hạn mới. Việc bố trí nhân sự cấp xã theo tinh thần lãnh đạo sẽ kiêm nhiệm nhiều chức danh, ưu tiên tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp với dân.

Cán bộ Ninh Thuận ra Nha Trang làm việc được bố trí nhà ở, miễn học phí cho con

Lãnh đạo hai tỉnh đã thống nhất nhiều nội dung then chốt liên quan đến nhân sự, bố trí nơi làm việc, chỗ ở cho cán bộ khi về sáp nhập Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Đà Nẵng, Quảng Trị bỏ cách đặt tên phường, xã mới theo số thứ tự 1, 2, 3

Đà Nẵng điều chỉnh phương án lấy tên phường xã trước đó bằng những tên mới như phường Hải Vân, xã Bà Nà. Một số huyện của Quảng Trị như Triệu Phong, Vĩnh Linh cũng đã điều chỉnh tên xã từ số thứ tự sang tên chữ có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.

'Sa Pa, Hạ Long, Đà Lạt không cần phải là cấp huyện mới giữ được tên tuổi'

“Sa Pa không cần phải là một huyện hay thị xã mới giữ được tên tuổi Sa Pa. Những địa danh đã tồn tại lâu đời sẽ tiếp tục sống trong đời sống người dân, bất kể nó có là đơn vị hành chính hay không” - GS.TSKH Vũ Minh Giang nói.

Sáp nhập tỉnh: Vì sao chọn tên Thái Nguyên, không phải Bắc Kạn hay Bắc Thái?

Khi sáp nhập Thái Nguyên với Bắc Kạn, nếu chọn tên mới hoặc tên ghép như "Bắc Thái" sẽ gây nhầm lẫn, khó nhận diện và có trên 10.500 doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh một số giấy tờ pháp lý.

Vì sao Hải Phòng chọn Thủy Nguyên để đặt trung tâm hành chính khi sáp nhập với Hải Dương?

Theo đề án sáp nhập, hợp nhất Hải Phòng với tỉnh Hải Dương, tỉnh mới có tên là TP Hải Phòng, trung tâm hành chính đặt tại TP Thủy Nguyên.

Lý do hợp nhất Thái Bình với Hưng Yên, lấy tên tỉnh mới là Hưng Yên

Tên gọi “tỉnh Hưng Yên” sau khi hợp nhất Hưng Yên với Thái Bình là phù hợp, vì địa danh này có bề dày lịch sử, văn hiến và truyền thống cách mạng, xuất hiện từ thời vua Minh Mạng năm 1831.

Đặt tên xã phường sau sáp nhập, sao cứ phải 1, 2, 3, 4

Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây lại bày tỏ sự đồng tình, khen ngợi TPHCM là “đặt tên rất hay” như các phường Chợ Lớn, An Đông, xã Củ Chi, Hóc Môn, Bà Điểm.

Sáp nhập tỉnh: Tây Nguyên mở cửa phát triển ra biển lớn miền Trung

Các tỉnh sáp nhập với 5 tỉnh Tây Nguyên đều là những địa phương có biển. Vì thế, sau sáp nhập, 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên hiện nay trở thành 4 tỉnh và đều có đường bờ biển.

Đề nghị khi sáp nhập sẽ chỉ định, bổ nhiệm chủ tịch tỉnh, xã thay vì bầu

Để chuẩn bị cho việc sửa Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc khi sáp nhập tỉnh sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà thay vào đó là chỉ định, bổ nhiệm.

Sáp nhập Bình Định và Gia Lai thành ‘siêu tỉnh’ rừng vàng, biển bạc

Việc sáp nhập giữa Bình Định (có thế mạnh về công nghiệp, dịch vụ, cảng biển) và Gia Lai (có lợi thế về nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản) sẽ tạo nên một “siêu tỉnh” vừa có rừng vàng, vừa có biển bạc.

Tổng Bí thư trả lời câu hỏi về lựa chọn cán bộ khi sáp nhập tỉnh, xã

Trước tâm tư của cử tri về việc lựa chọn cán bộ khi sắp xếp bộ máy, sáp nhập tỉnh, xã, không tổ chức cấp huyện, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đây là vấn đề "then chốt của then chốt", phải chọn người đủ tầm, đủ tư duy, đủ trách nhiệm.

'Bắc Giang gắn với vải thiều, thành tên phường, xã tỉnh mình Bắc Ninh'

Sáp nhập Hải Phòng với Hải Dương lấy tên Hải Phòng và có các phường Hải Dương để thương hiệu bánh đậu xanh vẫn còn mãi. Bắc Giang gắn với thương hiệu vải thiều, nếu được đặt tên phường, xã trong tỉnh Bắc Ninh thì rất hay.

Điểm đặc biệt của 13 đặc khu sắp đi vào hoạt động khi không còn cấp huyện

Chậm nhất vào ngày 15/8, khi không còn cấp huyện, đơn vị hành chính cấp xã đi vào hoạt động, cả nước sẽ có 13 đặc khu.

Trường hợp đặc biệt, lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, xã không nhất thiết là đại biểu HĐND

Trong trường hợp đặc biệt, cấp có thẩm quyền được chỉ định nhân sự không phải là đại biểu HĐND giữ các chức danh lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập sau khi sáp nhập.

Ông Lê Minh Hưng: Sau sáp nhập ổn định sẽ xây trung tâm hành chính mới hợp lý

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, khi sáp nhập sẽ chọn trung tâm chính trị, hành chính của một trong số các tỉnh. Sau khi ổn định, có thể nghiên cứu xây dựng các trung tâm chính trị - hành chính mới hợp lý.

Bí thư Khánh Hòa nói về sắp xếp cán bộ, tỉnh lỵ khi sáp nhập với Ninh Thuận

Tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận vừa có buổi làm việc để trao đổi phương án sáp nhập, thống nhất nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức bộ máy, trụ sở hành chính và định hướng phát triển sau sáp nhập.

Tổng Bí thư: Đất nước là quê hương, vượt qua tâm lý vùng miền khi sáp nhập tỉnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong sáp nhập tỉnh cần vượt qua khó khăn, lo lắng; vượt qua tâm lý vùng miền để hướng tới tư duy, tầm nhìn rộng lớn hơn, "đất nước là quê hương”.