Chợ Nghệ ở trung tâm thị xã Sơn Tây được xây dựng với số tiền 169,887 tỷ đồng, gồm 3 tầng nổi và một tầng hầm để xe. Khu chợ đầu mối hiện đại nhất phía tây Hà Nội này được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2010, nhưng đến nay vẫn “ế” cả người mua và người bán. Hơn hai năm qua, toàn bộ tầng 2 của chợ với gần 300 gian hàng luôn ở trong tình trạng… bỏ hoang.
Chợ ngừng chuyển đổi, tiểu thương mừng ra mặt
Xây chợ tiền tỷ để “bỏ hoang”
Èo uột khách, tiểu thương đóng quầy, bỏ chợ
Bỏ hoang chợ hiện đại, dân tìm về chợ cóc
Đến chợ Nghệ trong ba ngày cuối tháng 7 vừa qua, chúng tôi thấy trên tầng 2 chỉ có 5 ki-ốt mở cửa, nhưng không có người mua, mặc dù chủ ki-ốt đã mang hàng ra bày ngoài hành lang để khách hàng dễ quan sát. Còn ở tầng 1, mặc dù có khá nhiều người thuê ki-ốt bán hàng, nhưng hoạt động rất… cầm chừng. Chủ các ki-ốt khi chúng tôi hỏi chuyện đều buồn thiu vì quá ít người vào chợ mua hàng. Chị Loan bán quần áo ở tầng 1 than thở: “Chợ Nghệ ế khách hơn rất nhiều so với chợ cóc. Tiểu thương chúng tôi đang khóc dở mếu dở vì kinh doanh chẳng đủ trả nợ lãi ngân hàng. Muốn sang nhượng ki-ốt cũng không có người thuê”.
Xây chợ tiền tỷ để “bỏ hoang”
Èo uột khách, tiểu thương đóng quầy, bỏ chợ
Bỏ hoang chợ hiện đại, dân tìm về chợ cóc
![]() |
Siêu thị Lan Chi thuê toàn bộ tầng 3 chợ Nghệ từ đầu năm 2012, bày bán rất nhiều loại hàng hóa, nhưng cũng chung cảnh “vắng như chùa Bà Đanh”. Do ít khách mua hàng nên chủ siêu thị Lan Chi đã phải cho nhiều nhân viên nghỉ việc.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sở dĩ chợ Nghệ "ế khách" là do trên địa bàn có quá nhiều chợ cóc và các đại lý, cửa hàng mọc lên dọc đường, trên vỉa hè. Trong khi đó phí gửi xe vào chợ Nghệ quá cao (3000 đồng/xe máy, gấp 3 lần quy định của UBND TP Hà Nội về mức phí gửi xe máy trong chợ là 1000 đồng/lượt) nên người dân ngại vào chợ. Đại đa số bà con mua hàng ở chợ cóc và dọc đường vừa thuận tiện, vừa đỡ tốn tiền gửi xe. Mặt khác, người bán hàng trong chợ Nghệ phải trả nhiều khoản chi phí (thuê ki-ốt, nộp thuế, phí vệ sinh, tiền điện, nước, gửi xe, thuê bảo vệ hàng hóa…) nên lời lãi chẳng bao nhiêu, vì thế nhiều tiểu thương không vào chợ kinh doanh mà tranh nhau chỗ bán hàng ở vỉa hè, chợ cóc dọc các tuyến phố.
![]() |
(Theo QDND)