Hoàn toàn sạch?
Ông Khẩn cho biết: “Sau khi làm xét nghiệm những mẫu gia vị lẩu lấy trên thị
trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (từ Trung Quốc), chúng tôi không thấy có
bằng chứng nào liên quan đến việc gia vị lẩu từ Trung Quốc có chứa chất độc hại,
có thể gây ung thư cho người tiêu dùng”.
|
Ngay khi thông tin gia vị lẩu
Trung Quốc có chứa chất gây ung thư lan truyền trên mặt báo, chủ một số quán lẩu
trên phố Phùng Hưng (Hà Nội) cho biết “khách có vẻ vãn vãn một vài ngày đầu”... |
Tại thời điểm này, cùng với các đoàn Trung ương, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết hiện các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng đã đồng loạt tiến hành thanh kiểm tra về an toàn thực phẩm ở các khâu, chú trọng các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm (bao gồm cả các gia vị nấu lẩu) dịch vụ ăn uống.
Các đoàn ở địa phương cũng đã kiểm tra và lấy mẫu các loại gia vị, vị lẩu, sa tế có nguồn gốc, xuất xứ Trung Quốc tại các chợ đầu mối để kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, đối với các mẫu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đều đạt yêu cầu theo quy định về an toàn vệ sinh.
Do vậy, Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm kết luận: “Có thể yên tâm đối với loại gia vị lẩu có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng”.
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chưa thể yên tâm với kết luận này bởi thực tế,
trên thị trường vẫn còn (có lẽ là không ít) lượng gia vị, phụ gia thực phẩm trôi
nổi không rõ nguồn gốc, nhất là vào dịp cuối năm như thế này. Trong khi thị
trường quá rộng lớn thì đội ngũ thanh tra an toàn thực phẩm, quản lý thị trường
quá mỏng, quá yếu.
Đối với những loại gia vị lẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác đàng hoàng, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, ông Khẩn khẳng định: “Không cần chờ đợi xét nghiệm mà sẽ tịch thu, tiêu hủy ngay, xử lý theo quy định của pháp luật”.
Vừa ăn vừa sợ
Tại thời điểm này, khảo sát tại các chợ lớn như chợ Hôm, chợ Gia Lâm, chợ Thành Côn… có thể thấy gia vị lẩu vẫn được bày bán bình thường.
|
Ông Khẩn cho biết: “Sau khi làm xét nghiệm những mẫu gia vị lẩu lấy trên thị
trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (từ Trung Quốc), chúng tôi không thấy có
bằng chứng nào liên quan đến việc gia vị lẩu từ Trung Quốc có chứa chất độc hại,
có thể gây ung thư cho người tiêu dùng”. |
Đặc biệt, nếu mua với số lượng lớn thì việc mua sẽ dễ dàng hơn vì người bán chủ động cho xem hàng. Theo tìm hiểu, các quán lẩu lớn cũng thường là khách quen của những quầy khô tại chợ đầu mối này.
Còn tại chợ Gia Lâm, với khoảng 10.000 đồng/gói, người tiêu dùng có thể mua được gia vị lẩu ở bất cứ quầy hàng khô nào. Tất cả các gói gia vị lẩu này đều có ghi chi chit chữ Trung Quốc, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Với mỗi gói gia vị có thể sử dụng được cho khoảng 5 nồi lẩu. Chỉ cần thêm một chút gia vị là nồi lẩu đã có vị cay, thơm, nổi váng màu hấp dẫn, tiết kiệm được cho các cửa hàng khá nhiều chi phí nếu sử dụng các loại thực phẩm thật để tạo màu, tạo mùi, tạo vị.
Ngay khi thông tin gia vị lẩu Trung Quốc có chứa chất gây ung thư lan truyền trên mặt báo, chủ một số quán lẩu trên phố Phùng Hưng (Hà Nội) cho biết “khách có vẻ vãn vãn một vài ngày đầu”, nhưng sau đó lại đông đúc nhộn nhịp trở lại.
Tại Việt Nam, đây cũng không phải lần đầu tiên rộ lên thông tin gia vị lẩu xuất xứ Trung Quốc có chứa chất gây ung thư (năm 2007 cũng đã rộ lên chuyện phố lẩu Phùng Hưng sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc nhưng không được kiểm định, có chứa chất gây ung thư, gây hoang mang dư luận).
Cũng không chỉ riêng gia vị lẩu mà một số loại hàng hóa khác từ Trung Quốc cũng đã “dính chàm” độc chất như hạt dưa chứa RhodaminB (chất nhuộm vải bị cấm hoàn toàn trong thực phẩm, có thể gây ung thư), hạt trân châu không chứa polymer nhưng hóa chất bảo quản đều vượt mức cho phép có thể gây tổn thương đến gan, thận, … Gần đây nhất là những phát hiện gia vị, bột canh, ớt bột cũng chứa chất gây ung thư!
Đứng trước thực trạng khó kiểm soát tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm và người tiêu dùng đang hứng chịu những nguy cơ độc hại tiềm ẩn từ việc ăn uống (nhất là thức ăn đường phố), ông Nguyễn Công Khẩn cho rằng người tiêu dùng không thể nhịn ăn, nhưng hãy là người tiêu dùng thông minh: “Người tiêu dùng đừng dễ dãi quá, mua cái gì cũng phải kiểm tra xem nguồn gốc xuất xứ thế nào. Người tiêu dùng có nghĩa vụ phải hiểu biết về vệ sinh ăn uống và hợp tác với cơ quan chức năng”.
Về phía cơ quan chức năng, ông
Khẩn cho biết: “Chúng tôi vẫn triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm thường xuyên, ngay cả khi không có thông tin nào về thực phẩm độc từ
bên ngoài. Những gì chưa làm được chúng tôi cũng sẽ phải cố gắng để làm tiếp”.
• Cẩm Quyên