Chùa Thập Tháp Di Đà - tổ đình hơn 350 năm tuổi tại Gia Lai, không chỉ là trung tâm Phật giáo cổ kính mà còn lưu giữ dấu ấn văn hóa - kiến trúc đặc sắc của vùng đất Đồ Bàn xưa.
Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc tại phường An Nhơn Bắc, tỉnh Bình Định (hiện nay là Gia Lai). Đây là một trong những tổ đình cổ kính và tiêu biểu bậc nhất của Thiền phái Lâm Tế ở miền Trung.
Chùa do Thiền sư Nguyên Thiều - người khai lập dòng Lâm Tế tại Đàng Trong sáng lập năm 1668.
Đặc biệt, vật liệu xây dựng chùa được lấy từ gạch đá của 10 tháp Chăm đổ nát quanh vùng, vì thế chùa có tên “Thập Tháp”. Năm 1691, chúa Nguyễn Phúc Chu ban sắc phong và biển ngạch mang tên “Thập Tháp Di Đà Tự”.
Trải qua 15 đời trụ trì với nhiều vị cao tăng như Thiền sư Liễu Triệt, Minh Lý, Phước Huệ (được tôn làm Quốc sư dưới triều Nguyễn), chùa giữ vững vai trò là trung tâm Phật học và truyền bá đạo pháp.
Hơn 350 năm tồn tại, chùa Thập Tháp không chỉ là biểu tượng tôn giáo mà còn là một bảo tàng sống về văn hóa, điêu khắc và kiến trúc cổ.
Chùa được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1990.
Một số hình ảnh về ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Gia Lai:
Toạ lạc trên gò Long Bích, tổng thể kiến trúc chùa Thập Tháp được quy hoạch theo kiểu nội tự truyền thống, bao bọc bởi những tán cây cổ thụ, tạo nên sự hài hòa và uy nghiêmTrước chùa là hồ sen rộng lớn gần 500m², phản chiếu cổng tam quan rêu phong, trầm mặcCây bồ đề cổ thụ trước lối dẫn vào chùa tạo bóng mát, gợi cảm giác thanh tịnhCác dãy nhà ngang nối liền theo bố cục chữ “khẩu”, mái lợp ngói cổ, tường vàng, cột gỗ lim, phản ánh rõ phong cách kiến trúc truyền thống Phật giáo thời hậu Lê - NguyễnLối vào chùa được xây bằng gạch Chăm cổ, mái lợp ngói âm dương, kiến trúc theo hình chữ “khẩu”, có hai lớp tường bao bọc chung quanhKhu trung tâm chùa gồm chính điện, phương trượng, Tây đường và Đông đường. Các dãy hành lang rộng rãi nối liền các khu vực lại với nhau, tạo thành một quần thể khép kín và bề thếChánh điện hiện nay được trùng tu vào năm 1749, mái lợp ngói âm dương, trang trí lưỡng long tranh châu, nội điện bài trí uy nghiỞ khu chính điện, kết cấu chủ yếu là gỗ quý được chạm trổ rất tinh xảo, công phuBên trong chánh điện là hệ thống tượng Phật Tam Thế, Hộ Pháp, Bồ Tát… đặt trên bệ thờ sơn son thếp vàng. Nhiều hoành phi, liễn đối cổ vẫn được gìn giữ nguyên vẹnCác tượng La Hán, Thập Điện Minh Vương, hộ pháp, khánh đồng, mõ gỗ… được chế tác công phu, mang đậm phong cách điêu khắc Phật giáo cổ truyền miền TrungChuông đồng có đường kính 70 cm, nặng 500kg, đúc từ năm 1893 được đặt trong chính điệnChùa Thập Tháp hiện là nơi tu học, sinh hoạt tôn giáo của hàng chục tăng ni. Dãy nhà Tăng được giữ nguyên lối kiến trúc truyền thốngSân chùa được lát gạch vuông, trồng nhiều cây cảnh và cổ thụ, tạo nên không gian thanh tịnh, cổ kính hơn 3 thế kỷDãy nhà Tăng được giữ nguyên lối kiến trúc truyền thống. Trải qua nhiều giai đoạn trùng tu, có sự đan xen giữa cũ và mới nhưng kiểu thức kiến trúc vẫn toát lên nét đẹp cổ kính Phía sau chùa là 24 bảo tháp cổ kính, mang phong cách kiến trúc qua nhiều thời kỳ. Đây là nơi an vị nhục thân các vị trụ trì và chư tôn đức...Tại cổng của mỗi bảo tháp, có những linh thú được tạo hình uy nghiêm, vừa sống độngChùa Thập Tháp Di Đà không chỉ là trung tâm Phật giáo cổ kính bậc nhất miền Trung, mà còn là “bảo tàng sống” chứa đựng tinh hoa văn hóa - kiến trúc - lịch sử của xứ Nẫu suốt hơn 3 thế kỷ
Chùa Nán (hay còn gọi là Thiền tự Trúc Lâm) thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng Bàn Bù. Nơi đây ngoài thờ Phật còn thờ cả các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.