Sổ nhật ký nông hộ này được hoàn thiện dựa trên các tài liệu gốc tiếng Việt và đã được thử nghiệm với những người nông dân vùng cao đang tham gia vào hai dự án do chương trình CCAFS tài trợ, bao gồm dự án "Sử dụng dịch vụ khí hậu để nâng cao năng lực thích ứng của phụ nữ và người dân tộc thiểu số ở Đông Nam Á (ACIS)" và dự án "Tạo ra cơ sở bằng chứng để tăng cường sự thích ứng của địa phương thông qua Nông nghiệp Thông minh Khí hậu (CSV)", được thực hiện từ năm 2015-2018.

xuat khau nong san 616.jpg

Trong đó, dự án ACIS được đồng thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm Thế giới (ICRAF) và Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia và dự án CSV được thực hiện bởi ICRAF tại tỉnh Hà Tĩnh và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) tại tỉnh Yên Bái. 

Sổ nhật ký nông hộ này được thiết kế  cho người dân để người dân có thể ghi lại các thông tin về chăm sóc cây trồng, vật nuôi, các lợi ích và tác động của các mô hình sản xuất/ thực hành nông nghiệp của người dân. Cụ thể, mục tiêu chính của cuốn nhật ký này là nhằm: Khuyến khích nông dân ghi lại các thông tin về các hiện tượng liên quan đến hoạt động quản lý, chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; Tài liệu hóa thông tin về sự chia sẻ thông tin và học hỏi kiến thức giữa dân với nhau; Tài liệu hóa các thông tin để phục vụ mục đích giám sát và đánh giá của dự án. Một Sổ nhật ký nông hộ được sử dụng cho một loại thực hành/mô hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Mẫu và ngôn ngữ sử dụng trong nhật ký có thể được điều chỉnh để phù hợp hơn với các địa điểm khác

Nông sản Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, không chỉ ở những nước đang phát triển Châu Á, Châu Phi mà ngay cả những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, châu Mỹ… Điều mà người tiêu dùng, nhà nhập khẩu quan tâm đầu tiên là độ an toàn, nguồn gốc sản phẩm được truy xuất. Có giấy chứng nhận an toàn của các cơ quan chức năng chứng thực,… Nhưng để chứng thực được sản phẩm thì mấu chốt quan trọng là sản phẩm đó phải có các “dữ liệu thông tin” cơ sở từ các khâu đầu vào, các hoạt động sản xuất… được chính cá nhân (hoặc tổ chức, tập thể…) tạo ra nó cung cấp một cách minh bạch, đầy đủ đó chính là Nhật ký sản xuất.

Có nhật ký sản xuất (hay còn gọi là nhật ký đồng rộng), nông dân không chỉ được lợi trong khâu tiêu thụ (sản phẩm được bao tiêu và có giá trị cao hơn) mà còn qua đó họ sẽ tự đúc kết được kinh nghiệm, đánh giá được hiệu quả của sản xuất, của từng giải pháp kỹ thuật, của từng loại phân bón sử dụng cho đối tượng cây trồng, các loại thuốc bảo vệ thực vật, từng loại thức ăn cho vật nuôi, thuốc kháng sinh, vắc xin dùng trong chăn nuôi (gọi chung là đầu vào)… Như vậy, họ có thể điều chỉnh được trong việc sử dụng vật tư tối ưu để sao cho đạt năng suất cao, chất lượng tốt nhưng lại có giá thành thấp nhất. Điều này rất có ý nghĩa vì sản phẩm nông nghiệp của họ có sức cạnh tranh cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia kỹ thuật, các nhà quản lý dựa vào nhật ký sản xuất để có thể đánh giá, đúc kết hiệu quả thực tế trong sản xuất của từng giải pháp kỹ thuật, để điều chỉnh, cải tiến các giải pháp sao cho phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên cũng như tập quán sản xuất ở mỗi vùng miền.

nongnghiep15.jpg

Trong thực tiễn sản xuất, việc ghi chép nhật ký là việc làm không quen với nông dân; nhưng khi tham gia sản xuất hàng hoá thì là điều kiện bắt buộc và không thể ai làm thay được vì chỉ chính người nông dân mới biết được nguồn đầu vào. Việc ghi chép phải trung thực vì chỉ có trung thực mới có ích cho chính người sản xuất.

Thông tin đầu vào và các hoạt động liên quan đến sản xuất của mặt hàng nông sản yêu cầu được ghi chép đầy đủ, minh bạch cho tiêu dùng, an toàn… là điều bắt buộc để các cơ quan chức năng có thể tiến hành xác nhận và tái xác nhận. Nhật ký sản xuất đối với người tham gia mô hình GAP phải đạt 4 yêu cầu cơ bản là: an toàn cho người sử dụng sản phẩm; an toàn cho người sản xuất; thân thiện với môi trường và truy suất được nguồn gốc.

Bai5_3.JPG.jpg

Từ năm 2018, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng hệ thống phần mềm Quản lý sản xuất và truy suất nguồn gốc nông sản: hệ thống này có chức năng là cấp mã số cho người dùng  là chủ trang trại, HTX, cơ sở sản xuất nông sản… quản lý, ghi chép và lưu trữ các thông tin về quy trình sản xuất thông qua nhật ký điện tử. Đăng ký in tem truy xuất nguồn gốc nông sản để công khai nguồn gốc, quy trình sản xuất cho người tiêu dùng.

sau rieng 1355.jpg

Bên cạnh đó hệ thống phần mềm cho phép tra cứu các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y được phép sử dụng tại Việt Nam theo các quy định của nhà nước và liên tục được cập nhật. Hệ thống có thể đưa ra cảnh báo khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y không đúng mục đích, đối tượng.

Thanh Hà và BTV