Tại Tọa đàm “Xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh: Chiến lược và cách tìm kiếm thông tin” cuối năm ngoái, ông Vũ Việt Thành, đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cho biết, kể từ năm 2021, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) có hiệu lực đã trở thành động lực hết sức quan trọng, với 5 tác động thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư này lên một tầm cao mới.

Tác động đầu tiên là lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh được hưởng lợi rất nhiều từ Hiệp định UKVFTA.

W-minhhoa.png
Ảnh minh hoạ

Theo ông Thành, sau hơn 3 năm triển khai thực thi Hiệp định, xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng liên tục và ổn định. Tuy nhiên cũng có những thời kỳ rất khó khăn của xuất khẩu Việt Nam ra thế giới, ví dụ trong thời kỳ Covid-19 hay giai đoạn cuối năm 2023. Cuối năm 2023, có thể thấy xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường mũi nhọn ở khu vực châu Âu giảm chưa từng có tiền lệ, đều giảm ở mức hai con số. Song, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định.

“Nếu tính trong cả 3 năm thực thi Hiệp định UKVFTA, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng trưởng trung bình 8,9%/năm, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng trung bình 9,4%/năm”, ông Thành nhận định và đánh giá đây là mức tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung của xuất khẩu Việt Nam.

Mặt khác, Hiệp định UKVFTA với các lệnh gỡ bỏ thuế quan triệt để cũng góp phần quan trọng để nâng cao thị phần của một số nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Vương quốc Anh.

Theo số liệu tổng hợp được từ ITC's Trade Map, hiện nay có một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đang đứng đầu phân khúc thị trường Anh. Ví dụ, sản phẩm tiêu, hạt điều tách vỏ, giày dép, cà phê; thủy sản đang đứng ở vị trí thứ 5 và may mặc đang đứng ở vị trí thứ 6.

Trong năm 2023, với những nỗ lực của rất nhiều những cơ quan hữu quan trong nước đã đưa một số mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch của thị trường Anh, ví dụ một số loại hoa quả, cam, quýt, bưởi, vải, sầu riêng. Cùng với đó, chúng ta cũng kiên trì làm việc với nỗ lực rất lớn của Thương vụ Việt Nam tại Anh đã giúp cho sản phẩm thanh long của Việt Nam tiếp tục được lưu thông bình thường trên thị trường.

Tác động thứ hai là Hiệp định UKVFTA giúp tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng của Anh vào Việt Nam. Cụ thể là các mặt hàng có hàm lượng công nghệ khoa học rất cao cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, như các sản phẩm máy móc, ô tô, hóa chất cơ bản, y tế, dược phẩm.

Tác động thứ ba, về lĩnh vực đầu tư, có thể thấy tác động của nguồn vốn đầu tư của Vương quốc Anh vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có sự cải thiện rõ rệt.

Nếu tính chung trong mối quan hệ thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam trong hơn 3 năm vừa qua, Vương quốc Anh là một điểm sáng với sự tăng trưởng các dự án đầu tư rất tích cực. Trong hơn 3 năm qua, tổng số dự án đăng ký của Vương quốc Anh vào Việt Nam tăng hơn gấp rưỡi từ mức 380 dự án vào cuối năm 2020 lên 584 án sau 9 tháng đầu năm 2024 với tổng số vốn là 4,5 tỷ USD.

Các dự án đầu tư của Vương quốc Anh vào Việt Nam trải khắp trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng từ công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ tài chính, ngân hàng, năng lượng tái tạo, y tế, dược phẩm...

Tác động thứ tư là tác động tích cực về mặt thể chế. Theo ông Thành, Hiệp định UKVFTA góp phần giúp Việt Nam cải cách thể chế trong rất nhiều lĩnh vực thương mại, đầu tư và phát triển bền vững, mua sắm công, dịch vụ thương mại... Điều này tạo ra không gian phát triển, nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển của hai nước trong tương lai.

Tác động thứ năm cũng là một tác động quan trọng, đó là ở góc độ doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng rất tốt ưu đãi thuế quan từ Hiệp định UKVFTA thông qua.