Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) không chỉ mang lại lợi thế về thuế quan mà còn mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ cho da giày – lĩnh vực đang góp phần quan trọng trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Ngành da giày Việt Nam hiện có khoảng hơn 1.000 nhà máy sản xuất giày và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu nhân công, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước.

Theo Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso), trước khi rời EU, Anh đã là thị trường xuất khẩu chính của ngành da giày, tuy nhiên trong giai đoạn 2019-2020, xuất khẩu có sự suy giảm nhẹ, nhưng từ đó đến nay, xuất khẩu đã tăng trở lại khá ấn tượng. Giai đoạn dịch Covid-19 khó khăn, chuỗi cung ứng cũng bị ảnh hưởng nặng nề nhưng xuất khẩu giày dép sang Anh vẫn tăng 6%, đặc biệt, năm 2023 khi xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều suy giảm, đặc biệt giảm sâu tại EU thì kim ngạch xuất sang Anh vẫn tăng khá, đạt khoảng 765 triệu USD.

Với mức thực hiện này, giày dép là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 3 sang Anh quốc và chiếm gần 13% tỷ trọng xuất khẩu, chỉ sau điện thoại các loại và linh kiện, đạt hơn 1,31 tỷ USD, máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, đạt 1,03 tỷ USD.

Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu giày dép có tiềm năng lớn. Trước khi có UKVFTA, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Anh chịu mức thuế quan cao thứ 2 (6,7 %) trong 15 nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào Anh. Tuy nhiên, với UKVFTA, Việt Nam được cạnh tranh bình đẳng về thuế, nhưng khó so sánh về lợi thuế quy mô của hàng hoá Trung Quốc, hay khả năng thiết kế, mẫu mã và tính tương đồng về văn hóa và thị hiếu như Hà Lan, Italia, Bỉ, Đức…

Đáng chú ý, sau khi gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Anh cũng cam kết mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm của các nước thành viên CPTPP khác.

da giầy (1).jpg
da giầy (6).jpg
da giầy (2).jpg
da giầy (4).jpg
da giầy (5).jpg
da giầy (7).jpg

Trước UKVFTA, các sản phẩm giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Anh phải chịu thuế suất cao (6,7%) – một rào cản lớn khi so sánh với các đối thủ như Trung Quốc, Hà Lan hay Ý. Tuy nhiên, nhờ hiệp định này, Việt Nam đã cải thiện đáng kể sức cạnh tranh về giá.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhập khẩu của Anh rất khắt khe, đặc biệt về nguồn gốc nguyên phụ liệu và tính bền vững. Điều này đòi hỏi ngành công nghiệp hỗ trợ phải nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại và chú trọng vào sản phẩm thân thiện với môi trường.

Bởi vậy, Lefaso đã trình Bộ Công Thương đề xuất xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp thời trang Việt Nam. Trung tâm này không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn xanh – yếu tố ngày càng được thị trường quốc tế coi trọng.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhấn mạnh: “Xanh hóa không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ và chuyển đổi xanh, họ không chỉ gia tăng khả năng cạnh tranh mà còn đảm bảo sự phát triển dài hạn trong thị trường toàn cầu khắt khe”. Với những bước đi chiến lược và tận dụng tốt cơ hội từ UKVFTA, ngành da giày Việt Nam hứa hẹn không chỉ bứt phá về kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo nên nền tảng bền vững cho phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ thương mại quốc tế.

da giay
da giay
da giay
da giay
da giay
Cong ty giay Hong Bao (15).jpg