Việc tắc nghẽn vì xe đạp tại thành phố này cũng tương tự như xe hơi ở Los Angeles. Thanh niên, người gia đi xe qua các tuyến đường hẹp hay kênh rạch.

“Buổi chiều thậm chí còn đông hơn", Erwin Schoof, một công nhân ở độ tuổi 20 than vãn. Anh sống ở trung tâm thành phố và hàng ngày phải chiến đấu với tình trạng ùn tắc giao thông để tới nơi làm việc.

Willem van Heijningen, một quan chức đường sắt chịu trách nhiệm về lượng xe đạp dựng đỗ quanh ga nói. "Đây không phải là vùng chiến tranh nhưng có lẽ tiếp theo sẽ là thế".

Việc tắc nghẽn vì xe đạp tại thành phố này cũng tương tự như xe hơi ở Los Angeles. Thanh niên, người gia đi xe qua các tuyến đường hẹp hay kênh rạch. Các bậc cha mẹ đưa con nhỏ trong những chiếc ghế gỗ an toàn chắc chắn trên xe đạp để tới trường học hay vườn trẻ. Người thợ mộc mang dụng cụ phía sau, người thợ điện cũng lỉnh kỉnh đồ đạc. Không nhiều người mang mũ bảo hiểm. Ngày càng có nhiều người nói về điều chưa từng xảy ra ít năm trước đây: quá nhiều xe đạp trong thành phố.

Trong khi các thành phố như New York phải cố gắng để thuyết phục mọi người dùng xe đạp, thì Amsterdam lại đang nỗ lực kiểm soát những người sử dụng nó. Trong một thành phố có 800.000 dân, thì có tới 880.000 xe đạp (theo ước tính của chính phủ). Con số này gấp bốn lần số xe hơi sử dụng. Trong hai thập niên qua, số người dùng xe đạp tăng tới 40% và giờ đây có tới 32% toàn bộ chuyến đi trong thành phố được thực hiện bởi xe đạp, so với 22% dùng xe hơi.

Đề cao thành tựu này, một hãng tư vấn kế hoạch đô thị Đan Mạch - Copenhagenize Design - đã công bố danh sách thường niên 20 thành phố thân thiện nhất với xe đạp. Và Amsterdam ở vị trí đầu tiên trong năm nay. Danh sách này gồm hầu hết các thành phố ở châu Âu. Nhiều người Amsterdam nói rằng, tắc đường không gây phiền nhiễu quá nhiều cho họ, vấn đề ở chỗ nơi đỗ xe khi họ dùng các phương tiện khác trong một thành phố mà nước bao phủ nhiêu hơn bề mặt trải nhựa.

{keywords}

"Chỉ cần nhìn nơi này thôi", Xem Smit, 22 tuổi, người đã mất cả năm qua để cố gắng duy trì trật tự tại một nơi đỗ xe ở trung tâm thành phố. Ông chỉ vào khá nhiều xe đạp dựng ở chân cột đèn, bên ghế băng, dưới cây cối hay bất kỳ chỗ trống nào ở khu vực nằm giữa thị trường chứng khoáng và cửa hiệu lớn De Bijenkorf. “Lúc nào tôi cũng thấy lời than phiền", ông Smit nói. "Đó không hề là nơi thân thiện với xe đạp". Chỗ đỗ xe chính thức mà ông quản lý nhỏ hẹp, chỉ đủ cho 140 chiếc, nhưng ông thường xuyên phải nhồi nhét nhiều hơn. "Kỷ lục còn lên tới 152 chiếc".

Nỗi khổ của ông Smit là phần lớn những gì mà Thomas Koorn, thuộc Cục giao thông vận tải Amsterdam nhận biết rõ. "Chúng tôi có vấn đề thực sự là chỗ đỗ xe", ông nói trong phòng họp. Trong hai thập niên tới đây, Koorn nhấn mạnh, thành phố sẽ đầu tư 135 triệu USD để cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sử dụng xe đạp, bao gồm việc xây dựng các điểm đỗ xe mới. “Tôi không nghĩ đây là cuộc khủng hoảng, chúng tôi muốn giữ lại nét hấp dẫn của nó. Bạn không thể hình dung nổi nếu mọi phương tiện đi lại đều là ô tô".

Một phần của vấn đề còn ở chỗ, nhiều người Amsterdam không hài lòng khi chỉ sở hữu một chiếc xe đạp. "Tôi có ba chiếc", Timo Klein, 23 tuổi, một sinh viên kinh tế cố nhét nhoi chiếc xe giữa hàng chục xe khác tại trung tâm Quảng trường Dam cho biết. Trong số ấy, có những chiếc còn dùng được, có những chiếc chỉ là cái xác. “Nếu một xe hỏng, tôi không thể sử dụng phương tiện công cộng" như xe buýt hay tàu điện vì các con đường trong thành phố quá nhỏ hẹp, phương tiện công cộng thậm chí còn chậm hơn nhiều xe đạp.

Một trong những cơ quan vận động tích cực nhất cho sử dụng xe đạp là Fietsersbond hay còn gọi là Hiệp hội Người đi xe đạp với 4.000 thành viên địa phương. Trâm ngâm trước lý do tại sao nhiều người dân dùng loại phương tiện này, Michèl Post - quan chức hiệp hội cho biết, đó là do đặc thù đất nước. “Nước chúng tôi nhỏ", ông Post nói. Ông đi xe đạp mỗi ngày cả chục cây số để bắt tàu hỏa vào trung tâm Amsterdam. “Đất nước bằng phẳng, khí hậu không quá khắc nghiệt. Chúng tôi thực sự may mắn".

Tuy nhiên, ngay cả những người ủng hộ xe đạp như ông cũng thừa nhận có nhiều thách thức. Một trong số đó là việc gia tăng sử dụng xe tay ga hiện nay, một số thậm chí còn được phép đi vào đường xe đạp và gây ra tai nạn. Trong khi những chiếc xe máy ồn ào chỉ chiếm 3% phương tiện giao thông thì lại chịu trách nhiệm tới 16% các vụ tai nạn giao thông. "Thành phố chưa xử lý được chuyện này, chúng tôi cần sự thay đổi", ông cho biết.

Nhưng, khó khăn nhất là bãi đỗ xe đạp, ông Post thừa nhận. “Có quá nhiều xe, ở ga xe lửa, trung tâm mua sắm, khu dân cư, chỗ nào cũng nhiều xe hơn là nơi đỗ. Khi bạn nhìn vào những quảng trường lớn, vào một đêm thứ sáu nào đó, sẽ thấy toàn bộ là xe đạp bao phủ. Ở đây còn phải nhắc tới các giá trị thẩm mỹ".

Nhà ga xe lửa trung tâm của thành phố (sẽ tròn 125 tuổi vào năm tới) có thể xem là trung tâm vấn đề. Trong hai thập kỷ qua, cơ quan đường sắt Hà Lan đã xây dựng hơn 10.000 điểm đỗ cho xe đạp. Vào năm 2020, con số này có thể lên tới 17.000. Một thập niên trước, nhà đỗ xe ba tầng thiết kế cho 2.500 xe đạp đã được dựng lên, và hiện tại thường xuyên có khoảng 3.500 xe.

“Nó trở thành một đặc điểm thu hút du khách", ông van Heijningen, một quan chức đường sắt nói. Ông có ba chiếc xe đạp, một chiếc sử dụng hàng ngày tới nơi làm việc. “Xe đạp đi vào hình ảnh nhiều nhất ở Amsterdam”, nhưng ông cũng phải thừa nhận, nhu cầu luôn vượt quá khả năng cung cấp.

Những người sử dụng vé tháng thường bỏ lại xe đạp của họ gần nhà ga trước khi nhảy lên con tàu nào đó, có khi ngay ở gần cột đèn giao thông. Các công nhân phải thường xuyên thu dọn khoảng 100 chiếc như vậy mỗi ngày, ông van Heijningen cho biết.

Tuy vậy, không ai ở thành phố bình yên này mong muốn hạn chế sử dụng xe đạp. Thực tế là, khi bảo tàng nổi tiếng Rijksmuseum mở cửa trở lại sau 10 năm nâng cấp với 500 triệu USD đầu tư. Các nhà vận động ủng hộ dùng xe đạp đã chào mừng chiến thắng khi những người bảo vệ dỡ bỏ các rào cản trên con đường nhỏ dành cho xe đạp đi vào trung tâm bảo tàng. Giám đốc bảo tàng đã muốn dỡ bỏ lối đi này, mở ra con đường khác xung quanh để bảo vệ người đi bộ nhưng Hiệp hội Người đi xe đạp đã gửi bản kiến nghị với ý kiến áp đảo là ủng hộ giữ nguyên trạng.

Nguyễn Huy (theo Nytimes)