Từ những năm 2016 - 2020, thực hiện phong trào thi đua “Trà Vinh cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” theo Quyết định số 2662/QĐ-UBND, ngày 19/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Trà Vinh cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020, với quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ và cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng hưởng ứng tích cực của Nhân dân, phong trào thi đua được phát động phù hợp với từng địa phương, đơn vị với nhiều mô hình thi đua thiết thực, như “Mỗi địa phương một sản phẩm”, “Tuyến đường xanh - sạch - đẹp”, “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; “Thắp sáng đường quê”; các hội thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới... đã góp phần nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới; góp phần cho sản xuất phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng lên; cảnh quan môi trường khởi sắc theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp, an ninh trật tự được đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường vững mạnh.

Đến nay, từ phong trào thi đua “Trà Vinh cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, toàn tỉnh có 93,4% hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, nông thôn mới; 98% ấp đạt chuẩn ấp văn hoá, nông thôn mới (trong đó có 32 ấp nông thôn mới kiểu mẫu); 82/85 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới (trong đó có 27 xã nông thôn mới nâng cao), 06/09 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Phong trào thi đua “Trà Vinh cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. 

Giai đoạn này, toàn tỉnh tập trung thi đua phát triển kinh tế, đổi mới tổ chức sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng liên kết sản xuất; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất.

Thi đua huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, khơi dậy tinh thần tự giác tham gia đóng góp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thi đua xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. 

dua ghe 23.jpg
Năm nay Giải đua ghe Ngo tỉnh Trà Vinh mở rộng đã diễn ra trên sông Long Bình. Đây là hoạt động trong Tuần lễ Văn hóa, Du lịch - Liên hoan Ẩm thực Nam Bộ gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2023. Sự kiện nhằm động viên, thúc đẩy phong trào tập luyện và thi đấu môn đua ghe Ngo để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá - thể thao đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer.
dua ghe 7.jpg
Khác với nghi thức Lễ Ok Om Bok để tạ ơn Thần Mặt Trăng đã ban cho một mùa màng tươi tốt, Lễ đua ghe Ngo này mang ý nghĩa đưa tiễn Thần Nước.
dua ghe 6.jpg
Theo dân gian, chiếc ghe Ngo (Tuk Ngo) đã xuất hiện ở đồng bằng từ lâu đời. Xuất phát từ hình ảnh con rắn trườn đi trên mặt nước, người dân đã tạo dáng chiếc ghe Ngo như con rắn cho gọn nhẹ, dễ bơi. 
dua ghe 14.jpg
Tuy vậy, biểu tượng của ghe Ngo mỗi nơi lại không giống nhau. Ghe Ngo chùa Champa (Sóc Trăng) là con cọp, chùa Ông Mek (Trà Vinh) lại là con cá nược… Người Khmer tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe Ngo có khả năng lao đi với tốc độ nhanh và mạnh như con vật biểu tượng. 
dua ghe 19.jpg
Ngày nay, ghe Ngo chỉ được sử dụng vào việc thi đấu. Mỗi hoạt động liên quan đến ghe đều phải cử hành lễ cầu xin như: lễ khởi công, lễ khánh thành, lễ mặc áo cho ghe Ngo. Mỗi chiếc ghe Ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer tạo ra và tham gia tranh tài. Năm nay, hội thao đua ghe Ngo tỉnh Trà Vinh có sự tham gia của 9 đội ghe nam và 7 đội ghe nam, nữ phối hợp đến từ các huyện, thành phố. Các đội thi tranh tài ở 03 nội dung: 800m, 1000m đối với ghe nam và 800m đối với ghe nam, nữ phối hợp.
dua ghe 9.jpg
Trước đó, vào ngày 25/11, ở từng nội dung, các đội đã thi đấu theo thể thức loại trực tiếp để xác định đội vào chung kết diễn ra ngày 26/11. 
dua ghe 12.jpg
Trải qua hai ngày thi đấu sôi nổi, các đội ghe Ngo tham dự giải năm nay đã thi đấu trên tinh thần thể thao "Đoàn kết - Trung thực - Cao thượng", cống hiến cho người xem những pha so kè, quyết liệt và màn bức phá ngoạn mục khi về đích. 
dua ghe 18.jpg
Kết quả, ở nội dung ghe nam cự ly 1.000m, đội Càng Long giành hạng nhất, Cầu Kè xếp hạng nhì, Trà Cú hạng ba và Tiểu Cần nhận giải khuyến khích. 
dua ghe 16.jpg
Ở nội dung 800m nam, chiến thắng tiếp tục thuộc về đội Càng Long, xếp sau là đội Châu Thành, Trà Cú. Ở nội dung 800m nam, nữ phối hợp, đội đua Càng Long về nhất, Cầu Kè về nhì, Tiểu Cần và Duyên Hải đồng hạng ba. 
dua ghe 28.jpg
Lễ hội đua ghe Ngo còn có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, góp phần giáo dục con người về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên, rèn luyện thể chất, sự khôn khéo và sức chịu đựng của con người, giúp con người ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, tài, nghệ. Trong ảnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn trao cờ lưu niệm cho các đội đua.
160a9846.jpg
Đây còn là hoạt động thể hiện được tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết tạo thành sức mạnh vô song, niềm tự hào dân tộc.
dua ghe 30.jpg
Lễ hội còn có các hoạt động thể thao khác như như thi đấu bóng chuyền, bóng đá, nhảy bao, chạy vòng quanh ao, đập nồi, kéo co, đẩy gậy.... nhằm tạo không khí vui tươi lành mạnh góp phần nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho lao động sản xuất.

Bạt Tuấn, Thị Huế, Đức Yên, Thạch Thảo, và nhóm BTV