Đã gần 10 năm nay, em Bh’ling Ích (dân tộc Cơ Tu, ở thôn Bhờ Hôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, Quảng Nam) có một đôi mắt luôn ngứa ngáy và không thấy được ánh sáng. Bệnh mắt đã lâu lại thêm bệnh chân làm em suốt ngày nằm trên giường. Nơi xa nhất em từng được đưa đi khám là Trung tâm y tế huyện Đông Giang… ở đó người ta cũng không rõ lắm bệnh tình của cậu bé thông minh nhưng tội nghiệp này.
Nỗi đau khiến niềm vui không trọn vẹn
Chúng tôi đến thăm nhà anh Bh’ling Anh (bố ruột của cháu Ích) khi anh đang cùng mấy thợ rèn trong buôn miệt mài công việc. Thấy có khách, anh Bh’ling Anh bỏ dở công việc, vội vã mời chúng tôi vào nhà.
Anh Bh’ling Anh kể lại: năm 1993, anh lập gia đình cùng chị Arâl Thị Tài và sinh sống làm ăn tại thôn Bhờ Hôồng 1 (xã Sông Kôn). Năm 1994, vợ chồng anh vui mừng khi đón chào một thành viên nhỏ của gia đình chào đời. Sau đó ít năm, một lần nữa niềm vui của gia đình trẻ lại hạnh phúc khi tiếp tục đón chào thành viên thứ hai cất tiếng khóc chào đời. Đôi vợ chồng trẻ đặt tên cho cậu con là Bh’ing Ích với hy vọng lớn lên sẽ giúp ích cho đời. Trong căn nhà nhỏ, niềm vui cứ thế lớn dần, lớn dần…
Trớ trêu thay, khi niềm vui chưa dứt thì anh chị bỗng tá hoả phát hiện cậu con trai thứ 2 bị căn bệnh ác quái làm mù cả hai con mắt. Nhà nghèo, anh chị đã gom hết những thứ có chút giá trị trong nhà đem đi bán để chạy chữa cho con. Tiền gom được chỉ đủ để đưa cháu Ích lên Trung tâm Y tế huyện, ở đó người ta cũng chỉ đoán mờ mờ là Ích bị bệnh teo nhãn cầu…
Vì đã bán hết vật dụng trong nhà trước đó, anh chị trở về tay không và nhờ đến sự cưu mang của bà con lối xóm qua ngày. Bắt đầu vực dậy lại từ con số không, cuộc sống đối với vợ chồng trẻ còn quá nhiều khó khăn. Căn bệnh ác quái của đứa con trai đã đẩy gia đình trẻ vào tình cảnh khốn khó tột cùng.
Con mắt khô héo của cậu bé 10 tuổi
Chúng tôi đến thăm nhà đã hơn 10 giờ sáng nhưng cháu Bh’ling Ích vẫn nằm trong chiếc giường tre đặt giữa nhà. Căn nhà tuềnh toàng, không có gì đáng giá ngoài một chiếc giường gỗ, một cái ché đựng rượu cần và một cái tủ gỗ đã cũ kĩ được đặt làm bàn thờ giữa nhà.
Lay cháu bé ngủ dậy khi chúng tôi ngỏ ý muốn được chụp ảnh, anh Bh’ling Anh nghẹn ngào: “Ngày nào Ích cũng nằm yên một chỗ không đi đâu được. Nhiều lúc em muốn đi chơi cùng đám bạn, cố bước đi chập chững vài mét thì đã ngồi quỵu không đi được nữa, rồi một mình em lại khóc!”.
Thời gian cứ thế trôi đi, bây giờ cháu Bh’ling Ích đã gần 10 tuổi và mù hẳn cả đôi mắt. Ở nhà, Ích không nhìn thấy được gì, chỉ nằm liệt trong chiếc giường nứa chông chênh. “Nó mù như rứa nhưng suốt ngày cứ bi bô tập hát. Nó hát giỏi lắm, thuộc hết các bài mà đứa em học lớp 1 của nó bày mỗi lúc đi ngủ” – chị Arâl Thị Tài, mẹ của Ích cho biết.
Dúi tay lên đôi mắt ngứa ngáy, cháu Ích trả lời từng câu hỏi của chúng tôi rất rành mạch. Ích hồn nhiên nói: “Ở nhà buồn lắm chú à, chẳng được đi chơi. Cháu ước một ngày nào đó, mắt cháu sẽ sáng và cháu sẽ được đi học, được đi chơi cùng mấy đứa bạn trong buôn”. Nói rồi, cháu ngồi bệt xuống đất. Dúi tay lau nước mắt nhưng chẳng giọt nước mắt nào chịu trào ra từ trong con mắt vốn đã chết và khô héo từ lâu.
Ao ước có tiền đưa con đi khám bệnh
Ngoài bị căn bệnh làm mù cả hai mắt, đôi chân cháu Ích còn bị teo nhỏ, rất yếu, không thể đi đứng được. Anh Bh’ling Anh ngậm ngùi: “Cháu bị bệnh bẩm sinh từ nhỏ, hoàn cảnh của gia đình lại rất khó khăn nhưng đến giờ vẫn chưa được hưởng chế độ trợ cấp xã hội cho người tàn tật…”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bh’riu Tinh – Trưởng ban Quản trị thôn Bhờ Hôồng 1 cho biết: “Hộ gia đình anh Bh’ling Anh là một trong những hộ nghèo nhất trong thôn, chỉ làm nương rẫy để sống. Thế nhưng có 2 con đều bị tàn tật. Con thứ nhất bị hỏng chân, con thứ 2 bị hỏng mắt… Trước đây, chúng tôi đã hoạt động giúp đỡ và động viên gia đình nhưng vẫn không thấm vào đâu”.
“Chỉ mong có tiền đưa con đi khám ở bệnh viện mắt một lần để biết rõ tình trạng bệnh tật của con” là ước ao giản dị mà thật khó thực hiện được của đôi vợ chồng trẻ người Cơ tu - Bh’ling Anh và Arâl Thị Tài. Mong ước đó rất cần sự tiếp sức của bạn đọc.
Giang Sơn
Nỗi đau khiến niềm vui không trọn vẹn
Chúng tôi đến thăm nhà anh Bh’ling Anh (bố ruột của cháu Ích) khi anh đang cùng mấy thợ rèn trong buôn miệt mài công việc. Thấy có khách, anh Bh’ling Anh bỏ dở công việc, vội vã mời chúng tôi vào nhà.
![]() |
Đôi mắt luôn ngứa ngáy, mỏi mệt và không thấy ánh sáng là nỗi bất hạnh đeo đẳng Bh’ling Ích suốt gần 10 năm nay |
Trớ trêu thay, khi niềm vui chưa dứt thì anh chị bỗng tá hoả phát hiện cậu con trai thứ 2 bị căn bệnh ác quái làm mù cả hai con mắt. Nhà nghèo, anh chị đã gom hết những thứ có chút giá trị trong nhà đem đi bán để chạy chữa cho con. Tiền gom được chỉ đủ để đưa cháu Ích lên Trung tâm Y tế huyện, ở đó người ta cũng chỉ đoán mờ mờ là Ích bị bệnh teo nhãn cầu…
Vì đã bán hết vật dụng trong nhà trước đó, anh chị trở về tay không và nhờ đến sự cưu mang của bà con lối xóm qua ngày. Bắt đầu vực dậy lại từ con số không, cuộc sống đối với vợ chồng trẻ còn quá nhiều khó khăn. Căn bệnh ác quái của đứa con trai đã đẩy gia đình trẻ vào tình cảnh khốn khó tột cùng.
Con mắt khô héo của cậu bé 10 tuổi
Chúng tôi đến thăm nhà đã hơn 10 giờ sáng nhưng cháu Bh’ling Ích vẫn nằm trong chiếc giường tre đặt giữa nhà. Căn nhà tuềnh toàng, không có gì đáng giá ngoài một chiếc giường gỗ, một cái ché đựng rượu cần và một cái tủ gỗ đã cũ kĩ được đặt làm bàn thờ giữa nhà.
Lay cháu bé ngủ dậy khi chúng tôi ngỏ ý muốn được chụp ảnh, anh Bh’ling Anh nghẹn ngào: “Ngày nào Ích cũng nằm yên một chỗ không đi đâu được. Nhiều lúc em muốn đi chơi cùng đám bạn, cố bước đi chập chững vài mét thì đã ngồi quỵu không đi được nữa, rồi một mình em lại khóc!”.
Thời gian cứ thế trôi đi, bây giờ cháu Bh’ling Ích đã gần 10 tuổi và mù hẳn cả đôi mắt. Ở nhà, Ích không nhìn thấy được gì, chỉ nằm liệt trong chiếc giường nứa chông chênh. “Nó mù như rứa nhưng suốt ngày cứ bi bô tập hát. Nó hát giỏi lắm, thuộc hết các bài mà đứa em học lớp 1 của nó bày mỗi lúc đi ngủ” – chị Arâl Thị Tài, mẹ của Ích cho biết.
Dúi tay lên đôi mắt ngứa ngáy, cháu Ích trả lời từng câu hỏi của chúng tôi rất rành mạch. Ích hồn nhiên nói: “Ở nhà buồn lắm chú à, chẳng được đi chơi. Cháu ước một ngày nào đó, mắt cháu sẽ sáng và cháu sẽ được đi học, được đi chơi cùng mấy đứa bạn trong buôn”. Nói rồi, cháu ngồi bệt xuống đất. Dúi tay lau nước mắt nhưng chẳng giọt nước mắt nào chịu trào ra từ trong con mắt vốn đã chết và khô héo từ lâu.
![]() |
Anh Bh’ling: Anh nghèo và bất lực bên đứa con mù loà của mình |
Ngoài bị căn bệnh làm mù cả hai mắt, đôi chân cháu Ích còn bị teo nhỏ, rất yếu, không thể đi đứng được. Anh Bh’ling Anh ngậm ngùi: “Cháu bị bệnh bẩm sinh từ nhỏ, hoàn cảnh của gia đình lại rất khó khăn nhưng đến giờ vẫn chưa được hưởng chế độ trợ cấp xã hội cho người tàn tật…”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bh’riu Tinh – Trưởng ban Quản trị thôn Bhờ Hôồng 1 cho biết: “Hộ gia đình anh Bh’ling Anh là một trong những hộ nghèo nhất trong thôn, chỉ làm nương rẫy để sống. Thế nhưng có 2 con đều bị tàn tật. Con thứ nhất bị hỏng chân, con thứ 2 bị hỏng mắt… Trước đây, chúng tôi đã hoạt động giúp đỡ và động viên gia đình nhưng vẫn không thấm vào đâu”.
“Chỉ mong có tiền đưa con đi khám ở bệnh viện mắt một lần để biết rõ tình trạng bệnh tật của con” là ước ao giản dị mà thật khó thực hiện được của đôi vợ chồng trẻ người Cơ tu - Bh’ling Anh và Arâl Thị Tài. Mong ước đó rất cần sự tiếp sức của bạn đọc.
Giang Sơn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Anh Bh’ling Anh, thôn Bhờ Hôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 2. Hoặc qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ Bh’ling Ích): Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ: Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.37722729 - Fax: 04.39744882 Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3, TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: [email protected] |