
Chất lượng quốc tế
Hoàng Sơn Trường, nam, 25 tuổi Xin chào GS. Võ Tòng Xuân và TS. Trần Xuân Thảo. Trước tiên em xin được bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người đặt nền móng cho ĐH Tân Tạo - một trường ĐH mà em thấy có rất nhiều điều mới lạ ở Việt Nam. Có thể kể đến một vài đặc trưng như là việc áp dụng mô hình giáo dục ĐH tiên tiến của thế giới (liberal arts model) và hệ thống kiểm định chất lượng của Mỹ, là trường ĐH tư thục phi lợi nhuận, hội đồng cố vấn gồm nhiều học giả nổi tiếng v.v… Em có một câu hỏi về cách gọi tên mô hình giáo dục của trường trong tiếng Việt. Theo như em biết thì hiện có nhiều cách dịch khác nhau của từ ‘liberal arts model’, như là mô hình giáo dục khai phóng, mô hình giáo dục văn hóa tổng hợp, mô hình giáo dục tự do nghệ thuật, mô hình giáo dục nhân văn, v.v… Vậy theo hai thầy ta nên dịch cụm từ này như thế nào cho hay nhất? Em cảm ơn!
TS Trần Xuân Thảo: Cụm từ "liberal arts" rất khó diễn đạt cô đọng trong một vài từ. Tôi hy vọng chúng ta sẽ sớm tìm được cụm từ tương đương diển đạt hết ý nghĩa của cụm từ này, đã có rất nhiều nỗ lực nhưng xem ra chưa cụm từ nào diễn đạt hết ý. Ở Hoa Kỳ, những ĐH theo mô hình "liberal arts" là những ĐH nhằm giúp người học phát triển những kỹ năng suốt đời và không nhằm mục đích dạy nghề. Theo mô hình đấy ĐH Tân Tạo không phải là trường dạy nghề.
Đặng Trân Hiệp,
nam, 64 tuổi
Tôi rất thú vị khi thấy TTU là 1 trong những trường hướng tới đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Để được công nhận theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ như nhà trường mong
muốn, TTU đã đăng ký với tổ chức công nhận trường ĐH, CĐ nào của Mỹ để họ có thể
công nhận TTU cũng như công nhận các chương trình giảng dạy của TTU? Chương
trình của TTU là theo chương trình của ĐH DUKE Hoa Kỳ, nhưng nó có bổ sung những
môn học của Việt Nam hay không? Tiêu chuẩn tiếng Anh của trường là tiêu chuẩn
riêng hay là tiêu chuẩn TOEFL hay iELTS?
GS Võ Tòng
Xuân: Bắt đầu từ năm thứ ba, tức là năm học 2013-2014, TTU sẽ bắt
đầu đăng ký với Bộ GD-ĐT và Tổ chức kiểm định chất lượng ĐH miền Tây Hoa Kỳ để
họ giám sát về chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, các hoạt động thể dục,
thể thao và các chương trình ngoại khóa để khi khóa đầu tiên của ĐH Tân Tạo tốt
nghiệp thì cũng được công nhận chất lượng từ đó. Như vậy, hy vọng sinh viên khóa
đầu tiên sẽ được nhận bằng với chất lượng đã được kiểm định.
Bộ GD-ĐT cho phép TTU sử dụng chương trình tiên tiến trong đào tạo, tức là cho
tham khảo chương trình sẵn có của một trường ĐH tiên tiến nước ngoài. Vì TTU có
vài GS cố vấn thuộc trường DUKE (Hoa Kỳ) nên đã ký thỏa ước hợp tác sử dụng
chương trình của DUKE, nhưng vẫn phải tuân thủ những yêu cầu tối thiểu của hệ
thống giáo dục Việt Nam bằng cách thêm vào các môn giáo dục chính trị và quân
sự.
Dat Le, nam, 25
Tuổi
Xin được
đặt 2 câu hỏi cho Giáo Sư Võ Tòng Xuân và TS Trần Xuân Thảo - Các Trường ĐH ở
Việt nam, dù là đa ngành và có bề dày truyền thống cũng đều có mũi nhọn. Xin hỏi
ĐH Tân Tạo định hướng mình theo hướng trường kỹ thuật hay trường kinh tế, khoa
học xã hội? Sở dĩ tôi hỏi vậy vì các ngành học kỹ thuật ở Việt nam muốn phát
triển cần đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và cũng cần đội ngũ
giáo sư nhiều kinh nghiệm. Mô hình có vẻ không được gọn nhẹ cho các trường mới
thành lập theo đuổi. - Các trường Đại học nổi tiếng Trung Quốc như Giao Thông
Thượng Hải, Thanh Hoa thường có chương trình exchange với các trường ĐH nổi
tiếng ở Hoa Kỳ, cũng như mời các giáo sư gốc Trung Quốc về giảng dạy vào dịp hè.
ĐH Tân Tạo có ý định xây dựng các chương trình đó với các trường đại học nào
chưa? Xin cảm ơn GS và TS.
TS Trần Xuân Thảo: Với mục tiêu sớm trở thành một ĐH nghiên cứu đúng nghĩa, ngay từ đầu lãnh đạo nhà trường đã xây dựng phương hướng và kế hoạch phát triển mục tiêu ấy. Do vậy, khác với rất nhiều trường ĐH tư khác chỉ chú tâm đến những lãnh vực được thị trường quan tâm, ĐH Tân Tạo sẽ thành lập Khoa tự nhiên và đã tuyển dụng những giáo viên đã có bề dày nghiên cứu trong những lãnh vực này, mặc dù chúng tôi biết rằng với những chuyên ngành khoa học kỹ thuật/tự nhiên thì cần vốn đầu tư về cơ sở vật chất lớn hơn nhiều so với những trường ĐH khác. Về quan hệ trao đổi GS, chúng tôi tin tưởng một trường ĐH cần phát triển thì phải chú tâm đến việc học hỏi từ kinh nghiệm của những cá nhân và tập thể khác. Khó có thể hình dung một ĐH có thể phát triển mà không có yếu tố trao đổi với bên ngoài. Mặc dù chúng tôi trước mắt đang tập trung để khai giảng các chương trình cử nhân trong năm học tới, chúng tôi cũng đã lên kế hoạch hợp tác với những trường ĐH nổi tiếng trong nước cũng như trên thế giới để mở những chương trình học là thế mạnh của họ.
Đặng Trần Hiệp, nam, 64 tuổi
Tôi rất thú vị khi thấy TTU là 1 trong những trường hướng tới đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Để được công nhận theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ như nhà trường mong muốn,
TTU đã đăng ký với tổ chức công nhận trường đại học và cao đẳng nào của Mỹ để họ
có thể công nhận TTU cũng như công nhận các chương trình giảng dạy của TTU? -
Chương trình của TTU là theo chương trình của Đại học DUKE Hoa Kỳ, nhưng có bổ
sung những môn học của Việt Nam hay không? - Tiêu chuẩn Tiếng Anh của trường là
tiêu chuẩn riêng hay là tiêu chuẩn TOEF hay iELTS?
TS Trần Xuân Thảo: Nỗ lực để vươn đến chuẩn quốc tế là ước mơ và điểm nhắm đến của nhiều trường ĐH. Vấn đề là trường có đạt được điều ấy hay không? ĐH Tân Tạo ngay từ đầu đã chuẩn bị mình để trong vòng 4 năm đạt được những điều kiện quy định và yêu cầu của tổ chức kiểm định chất lượng ĐH Hoa Kỳ. Chương trình học của TTU mô phỏng theo chương trình của ĐH DUKE đối với các môn giáo dục cơ bản và chuyên ngành, và dĩ nhiên cũng có những bộ môn bắt buộc mà chương trình học của Việt Nam bắt buộc. Về tiêu chuẩn tiếng anh, thật ra theo chuẩn TOEFL hay IELTS thì cũng là một thước đo năng lực ngoại ngữ. Chúng tôi chọn TOEFL vì tính phổ biến của nó vì sự tiện lợi của người học.
Đặng Trần Hiệp, nam, 63 tuổi
Trường có hoặc dự định có những
phòng thí nghiệm nào?
GS Võ Tòng Xuân: Hiện nay, trong khi chuẩn bị đón nhận những SV đầu tiên của 8 ngành: Kỹ thuật công trình xây dựng, Kỹ thuật điện- điện tử, Khoa học máy tính, Tài chính- Ngân hàng, Kế toán, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh.
Hiện nay, phòng thí nghiệm các môn Toán và Lý, phòng Lab Ngoại ngữ chuẩn bị hoàn thành.
Khi chương trình học được phát triển tiếp thì các phóng thí nghiệm cần thiết cho môn học cũng sẽ được xây dựng.
Giảng
viên nhận lương đủ sống
Trần Bạch Ngọc, nữ , 46 tuổi
Xin hỏi nhà trường có nhận giảng viên có bằng sau ĐH tốt nghiệp trong
nước giảng dạy không? Xin cám ơn!
GS Võ Tòng Xuân: Tiêu chuẩn để được giảng dạy tại các khoa
của ĐH Tân Tạo là cần có bằng cấp chuyên môn; đồng thời phải thông thạo tiếng
Anh, do đó, nếu một người có bằng sau ĐH đúng ngành mà trường đang cần, đồng
thời giao tiếp thông thạo bằng tiếng Anh, có thể được xem xét.
Tiên Minh, nam, 35 tuổi
Xin các thầy cho biết tiêu chuẩn chọn lựa cán bộ về làm công tác giảng dạy
và nghiên cứu tại trường? Điều kiện làm việc và thu nhập cho giảng viên? Có ưu
tiên gì cho ứng cử viên đã hoàn thành NCS ở nước ngoài về trường làm việc? ĐH
Tân Tạo sẽ chú trọng vào những ngành nào? Xin cảm ơn!
TS Trần Xuân Thảo: Trước hết chúng tôi quan tâm đến việc các GS có cùng chia sẻ với chúng tôi về sứ mệnh và mục tiêu đào tạo của nhà trường. Về chất lượng thì chúng tôi ưu tiên chọn những người đã có học vị tiến sỹ đã có kinh nghiệm giảng dạy và có bề dày NCKH. Khi thương thảo để tuyển dụng chúng tôi thỏa thuận là các GS khi đến giảng dạy tại trường thì phải dành 100% thời gian cho việc giảng dạy và nghiên cứu tại nhà trường. Do vậy, chúng tôi cũng phải tính đến một phương án bồi dưỡng xứng đáng. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến những ứng viên đã hoàn tất chương trình tiến sỹ ở nước ngoài và cũng đã tuyển dụng được một số ứng viên rất xuất sắc trong số những người này.
Cho năm học 2011, trường sẽ mở các chuyên ngành: Kỹ thuật, kinh tế, quản trị kinh doanh và khoa tiếng anh. Trong những năm tiếp theo sẽ lần lượt phát triển những chuyên ngành khác. Cho đến năm 2025 thì trường sẽ phát triển toàn diện với tất cả chuyên ngành đào tạo và số lượng sinh viên chúng tôi nhắm đến là 25.000 sinh viên.
Vô Danh, nam, 35 tuổi
Thưa GS Võ Tòng Xuân, Trường Tân Tạo có ý định công
khai tên tuổi, lý lịch của các giảng viên lên trang web của trường không?
TS Trần Xuân Thảo: Trường ĐH Tân Tạo đã có kế hoạch công khai tên tuổi và lý lịch của các giảng viên trên trang web của trường. Hiện tại công việc chuẩn bị gần hoàn tất và dự định đầu tuần sau chúng tôi sẽ đưa lên mạng. Chúng tôi hãnh diện về đội ngũ giáo sư mà chúng tôi đã tuyển được và tôi tin là các giáo sư khi nhận lời về tham gia giảng dạy tại trường chúng tôi cũng cùng quyết tâm xây dựng một ĐH Việt Nam chất lượng quốc tế.
Tran Dat, nam, 27 tuổi
Ở hầu như tất cả các trường ĐH hiện có ở Việt Nam, giảng viên (PhD) không có
văn phòng làm việc riêng mà phải ngồi chung với nhau ở 1 nơi gọi là "văn phòng
bộ môn", kể cả các trường mới như ĐH Quốc tế TPHCM (theo như tôi được biết). Còn
ở trường Tân Tạo, mỗi giảng viên của trường có được cấp 1 phòng làm việc riêng
và độc lập như ở ĐH nước ngoài hay không? Và ngoài ra, họ có được cấp 1 lab
riêng (không phải phòng thí nghiệm chung của khoa) để phục vụ hoạt động nghiên
cứu của riêng họ và để cho sinh viên của họ ngồi làm việc hay không?
GS Võ Tòng Xuân: Trường ĐH Tân Tạo có một diện tích
tổng thể là 103 ha, trong khi rất nhiều trường ĐH khác chưa đến 1 ha. Do đó cơ
sở của Tân Tạo là nơi lý tưởng cho các giáo sư, giảng viên, nhất là những người
có PhD, họ sẽ có phòng riêng. Những người chủ trì các đề tài chuyên môn cao chắc
chắn sẽ có phòng thí nghiệm riêng của họ.
Dự kiến ba năm nữa, ĐH Tân Tạo sẽ mở Khoa sau đại học, lúc đó các GS đầu ngành sẽ có phòng thí nghiệm riêng của họ, và họ sẽ tuyển sinh viên cao học làm trợ lý cho họ, vừa làm vừa học tại phòng thí nghiệm đó như là ở các trường ĐH nước ngoài khác.
Tran Dat, nam, 27 Tuổi
Câu hỏi này là mở rộng của câu hỏi trước: Ở các nước phát triển thì dự án
nghiên cứu từ các công ty rất dồi dào, do họ có nhu cầu ứng dụng khoa học công
nghệ cao, trong khi ở Việt Nam thì rất ít. Vậy trường sẽ hỗ trợ các giáo sư và
giảng viên làm NCKH như thế nào?
Dự án nghiên cứu từ đâu ra, có đơn đặt hàng hay không, có nguồn kinh phí lớn
phục vụ cho nghiên cứu hay không? Các công ty của tập đoàn Tân Tạo có vai trò gì
trong việc này hay không?
GS Võ Tòng Xuân: NCKH là nhiệm vụ quan trọng của tất
cả các giảng viên ĐH Tân Tạo. Trường có một quỹ NCKH dành cho các giảng viên có
đề tài khoa học có ý nghĩa với thực tế của xã hội VN hoặc các doanh nghiệp trong
tập đoàn Tân Tạo.
Mỗi giáo sư, giảng viên sẽ nhận định tình hình theo lãnh vực chuyên môn của mình để xác định các vấn đề cần nghiên cứu. Nếu có vấn đề liên quan tới các doanh nghiệp thì nhà trường giúp họ tiếp cận doanh nghiệp để tranh thủ kinh phí nghiên cứu.
Ngoài ra, các giảng viên cũng được khuyến khích gửi đăng ký NCKH đến Bộ Khoa học và Công nghệ, hoặc các Sở KHCN ở các tỉnh, nơi có vấn đề cần nghiên cứu trùng với đề tài của giảng viên.
GS hoặc GV cũng có thể tìm nguồn kinh phí tài trợ từ một số tổ chức chuyên môn quốc tế quan tâm tới đề tài của họ.
Tran Dat , nam, 27 Tuổi
Dự kiến về
kinh phí hoạt động trong tương lai: Để duy trì được một đội ngũ nhân sự khoa học
và hệ thống thư viện cùng nhưng trang thiết bị khác theo chuẩn mực quốc tế, thì
cần có 1 nguồn kinh phí khổng lồ, trong khi nguồn kinh phí hiện có sẽ cạn sạch
sau vài năm hoạt động. Vậy về lâu về dài, trường dự kiến sẽ có những nguồn thu
nào, ngoài học phí của sinh viên, để duy trì hoạt động khoa học lâu dài của mình?
TS Trần Xuân Thảo: Mặc dù Bà
Đặng Thị Hoàng Yến - chủ tịch HĐQT với tấm lòng và quyết tâm xây dựng một ĐH tư
không vì lợi nhuận, đã cam kết hỗ trợ tài chánh để trường có thể hoạt động mà
không phải bận tâm về tài chánh trong nhiều năm, lãnh đạo nhà trường cũng đã
quyết định sớm tìm những nguồn kinh phí khác để bổ sung và duy trì hoạt động của
nhà trường để không bị sức ép của việc thu học phí, vì chủ trương của nhà trường
là cung cấp một trường ĐH Việt Nam cho học sinh xuất sắc mà nghèo. Trong những
nguồn kinh phí bổ sung mà chúng tôi nhắm đến có thể kể đến chuyển giao khoa học
kỹ thuật đến từ các công trình nghiên cứu của các GS, các hợp đồng nghiên cứu
với các tổ chức tư nhân và các công ty. Nói chung tất cả những nguồn kinh phí bổ
trợ mà chúng tôi nhắm đến đều tận dụng mặt mạnh của trường và của lực lượng GS.
Nói tóm lại, theo đúng ý nghĩa của một trường ĐH không vì lợi nhuận, tất cả
những nguồn tài chánh mà chúng tôi thu được sẽ không trở thành tài sản cá nhân
của một ai, mà phải được dùng để phục vụ việc dạy và học ở trường.
Tran Dat, nam, 27 Tuổi
Theo tiêu chuẩn quốc tế thì hoạt động của trường ĐH Tân Tạo ngoài giảng dạy
còn có nghiên cứu khoa học (NCKH)- vốn là mục tiêu hàng đầu, như vậy hoạt động
NCKH của trường có được gắn liền với nhu cầu thực tế của các công ty con của tập
đoàn Tân Tạo hay không? Ví dụ ở Hàn Quốc thì Huyndai xây trường ĐH Ulsan,
Samsung xây trường Sungkyunkwan, để làm nguồn cung cấp tri thức mới cho hoạt
động công nghệ cao của doanh nghiệp của họ. Hay nói cách khác là hoạt động NCKH
của trường ĐH Tân Tạo có xuất phát từ nhu cầu thực tế và có đầu ra chắc chắn hay
không? Vì nếu không thì đội ngũ giảng viên và giáo sư của trường sẽ lãnh lương
nhưng không có nhiều việc để làm ngoài công việc giảng dạy!
GS Võ Tòng Xuân: ĐH Tân Tạo do Tập đoàn Tân Tạo, cụ
thể là bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch tập đoàn sáng lập để đào tạo những nhân
tài Việt Nam có khả năng chuyên môn cao, giao tiếp thành thạo tiếng Anh để sẵn
sàng phục vụ cho các cơ sở của nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam hoặc các doanh
nghiệp Việt Nam đi đầu tư nước ngoài.
Hiện tại Tập đoàn Tân Tạo có 9 Khu công nghiệp trải dài khắp Việt Nam. Chương trình đào tạo và nghiên cứu của trường sẽ gắn liền với nhu cầu của nhiều doanh nghiệp trong hệ thống của Tập đoàn.
Do đó các giảng viên sẽ thiết kế giáo trình và các bài thực tập gắn hoặc các đề tài NCKH gắn với nhu cầu các doanh nghiệp, để bắt đầu từ năm thứ 3, SV có thể được gửi đến các doanh nghiệp này, vừa thực tập, vừa làm nghiên cứu cho doanh nghiệp. Hy vọng, khi sinh viên tốt nghiệp thì sẽ được doanh nghiệp đó sử dụng.
Đồng thời, GV và SV sẽ có bài báo cáo khoa học để đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế.
Nguyễn Hoàng Trung, nam, 28 tuổi
Giáo sư có thể cho biết đã có bao nhiêu giảng viên Việt Nam và
nước ngoài được tuyển dụng. Mức lương của họ dao động trong khoảng nào?
TS Trần Xuân Thảo: Để có thể khai giảng 8 chuyên ngành đào tạo cho tổng số sinh viên là khoảng 500. Chúng tôi đã tuyển được cho đến ngày hôm nay là 30 giảng viên Việt Nam và nước ngoài. Một việc mà lãnh đạo chúng tôi đã thống nhất là không phân biệt trong đối xử giữa giảng viên Việt Nam và giảng viên nước ngoài, thể hiện trong việc trả lương: chúng tôi dùng chung một khung lương cho tất cả giảng viên, sự khác biệt đến từ năng lực, bằng cấp, kinh nghiệm giảng dạy, bề dày nghiên cứu. Mức lương này đủ để các giảng viên có thể tập trung 100% thời gian và tâm trí vào công việc giảng dạy và nghiên cứu tại trường mà không phải bận tâm tìm những nguồn thu nhập khác để bảo đảm cuộc sống.
Bùi Minh Thảo, nữ, 33 tuổi
Kính chào GS Võ Tòng Xuân, TS Trần Xuân Thảo. Theo thông tin của
trường có khoảng 60% giảng viên nước ngoài, vậy xin hỏi: cách tổ chức giảng dạy
cho đối tượng là SV Việt Nam đòi hỏi trình độ ngoại ngữ của SV như thế nào? Đối
tượng học sinh nào được thi vào trường? Gồm những ngành đào tạo nào? Lượng SV
trường sẽ đào tạo là chỉ để đáp ứng nguồn nhân lực cho tập đoàn Tân Tạo? Xin cám
ơn.
TS Trần Xuân Thảo: Với mục tiêu xây dựng một trường ĐH Việt Nam chất lượng quốc tế, chúng tôi muốn xây dựng một môi trường dạy và học ngay trên đất nước Việt Nam mà có thể giúp người học chuẩn bị mình cho một môi trường làm việc quốc tế hoặc ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Do vậy, việc dạy và học ở ĐH Tân Tạo sẽ được tiến hành bằng tiếng anh cho tất cả mọi chuyên ngành.
Chúng tôi biết, rất nhiều trong số những học sinh xuất sắc mà chúng tôi nhắm đến sẽ gặp khó khăn nhất định về năng lực tiếng anh, nên đã chuẩn bị một học kỳ đầu tiên để sinh viên tham gia học những lớp rèn luyện tiếng anh và những kỹ năng mềm hoặc kỹ năng học ở ĐH. Về đối tượng tuyển sinh và các chuyên ngành đào tạo xin đề nghị tham khảo chi tiết trên trang web.
Với ý tưởng đầu tiên của bà Đặng Thị Hoàng Yến là "tôi muốn xây dựng một trường ĐH Việt Nam với chất lượng quốc tế cho những học sinh xuất sắc mà nghèo", ĐH Tân Tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Chúng tôi tin tưởng những sinh viên tốt nghiệp từ ĐH Tân Tạo sẽ là những công dân tốt có trách nhiệm với cá nhân và xã hội, có tư duy phản biện sáng tạo và có năng lực lãnh đạo. Đây sẽ là một lực lượng lao động trẻ mà đất nước chúng ta đang cần.
Tân Tạo "hút" sinh viên cách nào?
Lieu Tran, nữ, 48 tuổi
Thưa GS Võ Tòng Xuân và TS Trân Xuân Thảo, TTU đánh
giá như thế nào về vai trò của nghiên cứu khoa học trong sự phát triển của nhà
trường?TTU có định hướng gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học bằng cách nào?
TS Trần Xuân Thảo: Như tôi đã có trả lời ở trên, ĐH Tân Tạo muốn phát triển để sớm trở thành một ĐH nghiên cứu, do vậy mặc dù yêu cầu trước mắt là giảng dạy thật tốt các chương trình cử nhân, lãnh đạo trường đã có kế hoạch để hỗ trợ công việc nghiên cứu khoa học của giảng viên và xem đó như là một yêu cầu phát triển của cá nhân cũng như của nhà trường.
Chúng tôi đã quyết định hàng năm có một ngân quỹ để hỗ trợ việc nghiên cứu khoa
học của sinh viên cũng như của giảng viên, trên cơ sở ưu tiên cho những công
trình có tính ứng dụng vào thực tế cao. Quỹ này cũng hỗ trợ để các giảng viên có
thể đăng ký tham gia các cuộc hội thảo trong nước hoặc quốc tế với mục đích chia
sẻ và cập nhật thông tin cũng như quan hệ với đồng nghiệp trong nước và quốc tế.
Vũ Văn Hóa, nam, 25 tuổi
Hiện có một
số trường ĐH xây dựng theo mô hình đẳng cấp quốc tế, nhưng tuyển được rất ít
sinh viên. Các bậc cha mẹ lâu nay quá mất niềm tin vào bất cứ danh hiệu gì của
các trường ở Việt Nam. Họ sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu hay một tỉ đồng cho con du
học. Điểm khác biệt để cuốn hút sinh viên của Trường ĐH Tân Tạo là những gì?
GS Võ Tòng Xuân: Trường ĐH Tân Tạo muốn gây dựng niềm tin của phụ huynh VN bằng cách cấp học bổng cho tất cả các em trúng tuyển vào ĐH này. Khi vào học, các em sẽ nhận thấy 60% các giáo sư, giảng viên từ nước ngoài, được chọn lọc đúng theo tiêu chuẩn quốc tế, có hợp đồng làm việc dài hạn tại trường, chứ không phải là những người thỉnh giảng trong vòng một vài tuần hay vài tháng như ở một số trường mang danh "quốc tế" khác.
SV được học hoàn toàn bằng tiếng Anh trong các lớp học khang trang, phòng thí nghiệm đầy đủ, được sử dụng thư viện điện tử có đầy đủ tài liệu học, nghiên cứu.
ĐH Tân Tạo sẽ đưa danh sách giáo sư, giảng viên của trường lên trang web của
trường, qua đó, phụ huynh và SV đều có thể tham chiếu.
Tran Anh, nam, 23 tuổi
Tôi hiện đang làm việc trong lĩnh vực khoa học cơ bản, do đó rất
quan tâm đến mục tiêu đào tạo của trường và đầu tư tài chính cho lĩnh vực nghiên
cứu khoa học cơ bản, đặc biệt là Sinh Y học?
TS Trần Xuân Thảo: Qua câu
hỏi của bạn đọc ở trên, tôi cũng đã có đề cập đến sự quan tâm của lãnh đạo
trường trong việc phát triển mạnh về lãnh vực cơ bản, trong đó chắc chắn có lãnh
vực Sinh Y học - chúng tôi tạo một môi trường phát triển cho những giảng viên và
nhà nghiên cứu trẻ, với mục tiêu sớm đưa trường ĐH Tân Tạo trở thành một ĐH
nghiên cứu có tầm cỡ ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra cũng
thông tin cho bạn biết là mặc dù theo kế hoạch ban đầu thì Khoa Y sẽ được phát
triển ở giai đoạn cuối cùng, lãnh đạo trường cũng đã quyết tâm sớm thành lập để
đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Tran Dat, nam, 27 tuổi
Một số góp ý bên lề: (a) trang web của
trường còn thiếu tính chuyên nghiệp, rất sơ sài về hình thức, font chữ to, hình
ảnh có độ phân giải kém,...; (b) tiếng Anh trên web và trong các văn bản chưa
phải là tốt, có đôi chỗ dùng từ ngữ chưa nhất quán với nhau (về vấn đề này thì
trường ĐH Việt Đức làm tốt hơn!); (c) trong file Pdf đăng thông tin tuyển dụng
thì không thấy ghi khoảng lương mà trường có thể trả, nhưng đâu đó trên báo lại
có ghi, tôi đề nghị nên công bố khoảng lương trong file thông báo tuyển dụng;
(d) trang web cần được nâng cấp và update thông tin thường xuyên hơn.
GS Võ Tòng Xuân: Trước hết, cám ơn sự góp ý của bạn. Trang web của trường đang trong thời gian được xây dựng nên chưa có vẻ chuyên nghiệp, một phần là do chưa có một bộ phận chuyên về web, một phần đang tập hợp các tư liệu giới thiệu về trường và các ngành học, đặc biệt là đang tập trung cho tuyển sinh.
Chúng tôi không có ý định công khai mức lương giảng viên của trường, nhưng vì
một số báo đã nắm được số liệu từ các nguồn tin khác nhau nên đã đưa lên báo như
thế. Chúng tôi chưa có ý định cải chính vì vấn đề lương phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như bằng cấp, nơi họ học để lấy bằng cấp đó, quá trình nghiên cứu khoa học,
giảng dạy của họ và một phần từ kết quả của cuộc phỏng vấn giữa giảng viên và
Ban tuyển chọn giảng viên của trường.
Ngọc Duy, nam, 18 tuổi
Xin thầy cho biết vòng phỏng vấn cho hoc sinh vào ĐH Tân Tạo
khoảng bao nhiêu phút. Trong đó hỏi về những vấn đề gì (ví dụ như: Toán, Lý ,
Hóa, Tiếng Anh, Kỹ Năng... ), phỏng vấn bằng tiếng Anh hay Việt? Em nên chuẩn bị
gì từ bây giờ cho buổi phỏng vấn.
GS Võ Tòng Xuân: Phỏng vấn mỗi ứng viên khoảng 15 phút bằng tiếng Việt, vì Hội đồng thi của ĐH Tân Tạo phải làm thế nào trong vòng 15 phút quyết định được em đó có được tuyển vào ĐH Tân Tạo hay không, để em có thời gian chuyển sang nguyện vọng hai ở trường khác.
Nội dung phỏng vấn không về Toán, Lý, Hóa mà là về hoàn cảnh thí sinh, tại sao
lại chọn ngành này mà không chọn ngành khác, dự định trong thời gian học thì sẽ
làm gì, thời gian sau khi ra trường sẽ làm gì?
Nguyễn Sơn, nam, 37 Tuổi
ĐH Tân Tạo nằm ở vị trí hiện nay được coi là không thuận lợi về
giao thông?
GS Võ Tòng Xuân: Hiện nay, địa điểm ĐH Tân Tạo tuy cách xa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chưa đầy 25 km, cách thị xã Tân An khoảng 30 km, nên phải tốn 1,5 tiếng mới tới nơi, đường kẹt xe. Tuy nhiên, tỉnh lộ 10 nối TP.HCM với huyện Đức Hòa đi nganh qua ĐH Tân Tạo đang được mở rộng đến 4 làn đường nên thời gian để đến ĐH Tân Tạo sẽ được rút ngắn lại.
Trong năm đầu tiên, tất cả các sinh viên được ở ký túc xá của ĐH Tân Tạo với đầy đủ tiện nghi về ăn uống, thế dục thể thao hoặc giải trí. Giảng viên cũng có đủ chỗ ở riêng, gần ký túc xá SV. Mỗi cuối tuần sẽ có xe bus đưa SV đi, về thành phố nếu có nhu cầu.
Vũ Mạnh Tuấn, nam, 19 tuổi
Sao lại đặt linh vật là con cóc ạ? Nó có ý nghĩa như
thế nào?
GS Võ Tòng Xuân:
Theo truyền thuyết văn minh đầu tiên của Việt Nam chúng ta, tức là
từ thời Lạc Việt cổ đại có chuyện con cóc đi lên kiện trời cầu mưa. Cóc đã thắng
trời. Như vậy, con cóc là biểu tượng của sự thông minh, khôn ngoan, mà cũng là
đại diện cho tầng lớp hạ đẳng trong loài vật.
Trường ĐH Tân Tạo cũng nhằm vào HS các trường trung học cả nước, nhất là những
HS nghèo, không có điều kiện học lên nhưng rất thông minh, có điều kiện để phát
huy trí tuệ, phục vụ đất nước.
Học bổng lớn
Nguyễn Văn Hùng , nam - 35 tuổi
Trường ĐH Tân Tạo làm gì để khuyến khích giáo viên, học sinh trở thành xuất
sắc? Tiêu chí thế nào là xuất sắc?
GS Võ Tòng Xuân: Mỗi SV bắt buộc tự họ phải học giỏi,
vì nếu không thì sẽ không còn học bổng. SV có điểm trung bình tích lũy cả năm
học từ 3.5 trở lên (thang điểm trung bình học tập dựa trên thang điểm của Hoa Kỳ-
4 điểm) sẽ được hỗ trợ toàn bộ học phí cho năm tiếp theo. SV có điểm trung bình
chung tích lũy từ 3.0 đến 3.4 sẽ được cấp 75% giá trị học phí cho năm kế tiếp.
SV có điểm trung bình chung tích lũy từ 2.5 đến 2.9 sẽ được nhận sự hỗ trợ 50%
giá trị học phí năm kế tiếp. SV có điểm trung bình dưới 2.5 sẽ không nhận được
học bổng.
Chi phí cho việc giảng dạy một SV trong một năm học tại TTU ước tính khoảng từ 19.000 USD đến 27.000 USD. Tuy nhiên, Quỹ học bổng vì tương lai của Tập đoàn Tân Tạo hỗ trợ khoảng từ 16.000 đến 24.000 USD, nên học phí chỉ được tính 3.000 USD mỗi năm cho SV không đạt học bổng toàn phần của các năm sau.
Cao Trí, nam, 34 tuổi
Em đã từng học khóa ngắn hạn tại FETP. Em thích nhất 2
cách làm việc sau: học theo nhóm và được học phương pháp tự học. Em có vài câu
hỏi sau: Làm việc theo nhóm và dạy phương pháp tự học sẽ được đề cao ở ĐH mới
này không? SV tại trường mới này có được dạy 'tự do suy nghĩ và phát biểu theo
suy nghĩ'? Dự kiến thời lượng học các môn như triết Mác Lê, lịch sử Đảng, tư
tưởng Hồ Chí Minh, ... và các môn tương tự như thế so với ngoại ngữ và tin học,
thì nhóm nào chiếm nhiều giờ hơn?. SV có được quyền chọn không học triết Mác Lê
bằng triết học khác (phương Đông, phương Tây, ...) hay không? Không chọn học
Kinh tế chính trị của Mác Lê mà thay thế bằng các khái niệm kinh tế mới đoạt
giải Nobel gần đây có được không?
TS Trần Xuân Thảo: Như mọi người biết ĐH Tân Tạo là ĐH Việt Nam, cho nên chương trình giảng dạy các bộ môn bắt buộc chúng tôi sẽ theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Hay nói khác sinh viên của ĐH Tân Tạo cũng sẽ học những bộ môn chính trị như sinh viên của các trường ĐH khác. Tôi tin tưởng rằng, sự thành công của một môn học tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng của GS và phương pháp giảng dạy mà GS ấy áp dụng. Chúng tôi đã có phương án mời những GS nổi tiếng về các bộ môn này về tham gia giảng dạy và hy vọng có thể thu hút được sự quan tâm của các bạn sinh viên về những bộ môn này.
Nguyễn Xuân Tình , nam, 45 tuổi
Con tôi đã đăng ký thủ tục thi vào Trường ĐH Tân Tạo
trong mùa thi năm nay. Tôi xin hỏi nếu con tôi thi thì sẽ thi ở đâu, gia đình
tôi ở Hà Nội? Đề nghị nhà trường cho biết thông tin rõ hơn về học bổng của
trường năm nay?
GS Võ Tòng Xuân: Nếu con của chị thi ở Hà Nội thì sẽ thi tại Hội đồng thi ĐHQG Hà Nội. Tất cả các sinh viên trúng tuyển vào ĐH Tân Tạo thì sẽ có học bổng toàn phần bao gồm: học phí, bảo hiểm sức khỏe, chi phí ăn, ở và được cho một máy tính xách tay.
Tran Dat, nam, 27 Tuổi
Hệ thống thư viện của Trường Tân Tạo có đặt mua
dài hạn các cơ sở dữ liệu khoa học, chẳng hạn như ISI Web of Science, tập san
khoa học quốc tế như các tập san trên IEEE, ScienceDirect, SpringerLink, MIT
Press, v.v...
Nếu trong quá trình làm việc mà có 1 bài báo hay 1 cuốn sách tham khảo nào không có trong hệ thống thư viện (kể cả thư viện điện tử) thì trường có chính sách hỗ trợ như thế nào?
GS Võ Tòng Xuân: Thư viện của ĐH Tân Tạo sẽ đặt mua quyền sử dụng các tài liệu trực tuyến (digital database) ProQuest và JSTOR để tất cả các giáo sư, giảng viên và sinh viên có thể vào mạng để tìm tài liệu hoặc đọc các tài liệu khoa học mới nhất. Đây là hai cơ sở dữ liệu có phần lớn các tạp chí khoa học của các ngành mà ĐH Tân Tạo đang dạy.
Ngoài ra, thư viện của trường sẽ kết nối với đường truyền tốc độ cao (Internet II) với hệ thống VINAREN của Trung tâm thư viện khoa học của Bộ Khoa học công nghệ tại Hà Nội. Với hệ thống này, các GS, GV và SV cũng có thể truy cập các tài liệu khoa học cần thiết, hoặc tham dự các buổi thuyết trình khoa học, bài giảng của các GS của trường liên kết tại nước ngoài.
Trong trường hợp các tài liệu không được tìm thấy qua mạng nói trên, nhà trường sẽ mua cho giảng viên hoặc chuyên viên thư viện của trường sẽ giúp tìm tài liệu đó.
Kiều Công Việt, nam, 20 tuổi
Hiện nay em đang là một sinh viên ĐH Thái Nguyên,
nhưng em lại có mong muốn là được trở thành SV của Trường ĐH Tân Tạo. Vậy em
muốn trở thành sinh viên của ĐH Tân Tạo qua phương thức phỏng vấn trực tiếp thì
làm thế nào nếu em không thể đến tận trường?
GS Võ Tòng Xuân: Sinh viên được chọn vào ĐH Tân Tạo trước tiên phải có điểm trung bình các năm lớp 10, 11, 12 bậc trung học từ 7 điểm trở lên và không có điểm nào dưới 5, đồng thời, khi thi đại học, phải đạt 4 điểm cao hơn điểm sàn. Do đó, nếu em đã đậu vào ĐH Thái Nguyên mà em có đủ các điều kiện trên thì có thể được xem xét phỏng vấn vào ĐH Tân Tạo.
Nếu trường hợp đặc biệt không đến được thì có thể sắp xếp phỏng vấn qua mạng Internet, ví dụ bằng Skype, yahoo...
Phạm Mạnh Hùng , nam - 26 tuổi
Kính thưa GS. Võ Tòng Xuân, em biết đến ĐH Tân
Tạo thông qua các bài báo, thông tin trên internet. Em thấy định hướng xây dựng
và phát triển của nhà trường rất rõ ràng. Hiện tại em đang theo học thạc sỹ
ngành Lịch Sử tại Trường ĐH Khoa học Huế, tháng 10 này em sẽ bảo vệ luận văn tốt
nghiệp. Em mong muốn sau khi bảo vệ xong sẽ xin vào công tác tại trường mình
nhưng không biết có được không? Thầy có thể cho em biết tiêu chí để được vào
công tác tại trường được không? Em cảm ơn thầy nhiều và chúc thầy sức khoẻ.
TS Trần Xuân Thảo: Trước hết tôi thay mặt GS Võ Tòng Xuân, tôi cám ơn nguyện vọng muốn vào cộng tác với Trường ĐH Tân Tạo. Tôi tin bạn cũng có cùng mong muốn có một trường ĐH Việt Nam để chúng ta hãnh diện. Tôi xin chia sẻ một trong những tiêu chí của việc tuyển dụng giảng viên là: yêu cầu phải có học vị tiến sỹ trong chuyên ngành muốn giảng dạy, vì vậy tôi hy vọng sẽ được chào đón bạn sau khi bạn đáp ứng được yêu cầu này.
Bùi Phương Mai, nữ, 18 tuổi
Em năm nay đang chuẩn bị thi ĐH. Được biết ĐH Tân Tạo mới thành lập nhưng có
chất lượng học rất tốt bởi các môn học hầu hết đều bằng tiếng Anh. Nhưng em là
học sinh thi khối A. Vậy em có thể học ở trường được không ạ? Nếu NV1 của em thi
1 trường ĐH A, nhưng sau khi em biết điểm thi ĐH mà em muốn nộp hồ sơ vào ĐH Tân
Tạo thì cơ hội có dành cho em không ạ?
GS Võ Tòng Xuân: Em luyện thi Toán, Lý, Hóa nhưng đồng
thời phải luyện thêm tiếng Anh vì nếu giỏi Toán, Lý, Hóa, em sẽ đậu vào khối A
của trường, khi trúng tuyển, em sẽ được thi xếp khối tiếng Anh. Do đó, nếu tiếng
Anh em đã khá rồi thì sẽ tốn ít thời gian học tiếng Anh (yêu cầu TOEFL 500 điểm),
dành thời giờ đó học các môn khác.
Khi NV1 của em của
trường khác không đạt được, thì em vấn có thể sang ĐH Tân Tạo để nộp đơn NV2 với
điều kiện trúng tuyển như tôi đã nói ở trên.
Khi chúng tôi xét NV1, chúng tôi sẽ chừa lại một số chỉ tiêu dành cho các SV có
NV2.
- Ban Giáo dục