Ninh Bình: 20 mã số vùng trồng được cấp trên địa bàn 

Nằm ở đồng bằng sông Hồng đất đai màu mỡ, Ninh Bình có tiềm năng lớn về sản phẩm nông sản, sản phẩm dược liệu. Để những sản phẩm nông sản từ các vùng được cấp mã số vùng trồng luôn đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đã tập trung yếu tố tổ chức sản xuất tập trung, sử dụng thống nhất một quy trình sản xuất, quy trình quản lý sinh vật gây hại, nhật ký canh tác ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng...

Từ năm 2021 đến nay, hoạt động hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng đã được Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp & PTNT) chú trọng triển khai. Trong đó, tổ chức nhiều lớp tập huấn để tuyên truyền, hướng dẫn cho các cán bộ cấp xã, huyện và các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân về các nội dung có liên quan đến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Đến thời điểm này, đã có 20 mã số vùng trồng được cấp trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích gần 700 ha. Trong đó, lúa chất lượng cao, lúa đặc sản là 16 mã số với diện tích 682 ha; rau củ, quả, nấm là 2 mã số với diện tích 2,2 ha; cây dược liệu là 2 mã số, diện tích 9 ha. 

Tiền đề để HTX mở rộng sản xuất, đưa sản phẩm nông sản vươn xa

Với điều kiện đất đai màu mỡ, các HTX dược liệu trên địa bàn huyện Yên Khánh đã phát huy tốt thế mạnh về trồng cây dược liệu, tạo nên các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ổn định, mang hiệu quả kinh tế cho các thành viên.

W-minhhoa.png
Ảnh minh hoạ

Cách nay hơn 5 năm (đầu năm 2019), tại hội trường Nhà văn hóa xóm 8, xã Khánh Thủy, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp kinh doanh và sơ chế cây dược liệu xã Khánh Thủy (gọi tắt là hợp tác xã cây dược liệu Khánh Thủy) đã tổ chức hội nghị thành lập.

HTX có 35 thành viên, thành lập với mục tiêu liên kết nông dân trồng cây dược liệu, phát triển sản xuất, xây dựng đầu ra ổn định. Từ đó góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Bắt kịp bước tiến của KHCN, chuyển đổi số để áp dụng vào quản lý, sản xuất, kinh doanh dược sản phẩm dược liệu, tới nay, vùng trồng dược liệu 5 ha của HTX Khánh Thủy đã được cấp mã số vùng trồng, mở ra cơ hội tiêu thụ thuận lợi trong thời gian tới.

Theo đó, người trồng dược liệu tại đây sẽ thực hiện sản xuất theo một quy trình bài bản với việc ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ các thông tin. Cụ thể như: các vật tư đầu vào (tên vật tư, thời gian mua, số lượng, địa chỉ mua, hạn sử dụng); thông tin về việc sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc BVTV, thời gian sử dụng, lượng sử dụng, thời gian cách ly; thông tin về thu hoạch và bán sản phẩm (thời gian thu hoạch, thời gian bán, khối lượng...). 

Cũng giống như ở nhiều vùng khác, ban đầu không quen với lối làm mới nên bà con lúng túng. Tuy nhiên, được cán bộ HTX giải thích về những lợi ích thiết thực mà việc làm này đem lại nên cũng cố gắng theo.

Quả thực, việc tuân thủ đúng quy trình sản xuất đã giúp việc quản lý và bảo vệ cây trồng tốt hơn, môi trường được cải thiện, năng suất, chất lượng sản phẩm cũng nâng lên rõ rệt. Như năm nay, 1 sào trạch tả cho năng suất bình quân gần 2 tạ củ khô, với giá thu mua 80 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình thu lãi 7-8 triệu đồng/sào, cao hơn hẳn so với trước đây" - bà Bốn chia sẻ. 

Được biết, để đủ điều kiện được cấp mã số vùng trồng, nông dân phải tuân thủ các quy định sản xuất an toàn. Do vậy, chúng tôi luôn phải đôn đốc, nhắc nhở, đồng thời trực tiếp kiểm tra, giám sát để bà con sử dụng vật tư đảm bảo theo đúng quy định. Đến thời điểm này, 5 ha trồng dược liệu của HTX đã được cấp mã số. Cũng theo ông Hưng, ngay sau sự kiện này, đã có không ít các công ty dược liên hệ với HTX để đặt hàng, ông hy vọng đây chính là tiền đề để HTX mở rộng sản xuất, đưa sản phẩm vươn xa hơn trong thời gian tới. 

Duy Khánh và nhóm PV, BTV