CNTT-moi.jpg

Theo quyết định được thông qua ngày 22/9, ngành CNTT mới bao gồm công nghệ bán dẫn, công nghệ màn hình (display), thông tin không dây thế hệ mới, công nghệ chiếu sáng LED và RFID/USN. Chính phủ hy vọng rằng những ngành công nghiệp mũi nhọn này sẽ giúp Hàn Quốc khắc phục được những hạn chế của việc phải nhập khẩu các trang thiết bị do thiếu công nghệ hạt nhân. Đây cũng là động lực tăng trưởng mới.

Ban Kế hoạch Động lực tăng trưởng mới của chính phủ đã phải mất 6 tháng mới có thể đưa ra được danh sách 22 động lực tăng trưởng mới thuộc 6 lĩnh vực.

Hiện nay, Hàn Quốc được biết đến như một quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin. Vậy tại sao Hàn Quốc lại lựa chọn “công nghệ thông tin thế hệ mới” làm một trong những động lực tăng trưởng của tương lai? Các chuyên gia cho rằng công nghệ thông tin là ngành không ngừng phát triển và Hàn Quốc phải nỗ lực hơn nữa để giữ được ‘ngôi vị” của mình. Một nguyên nhân nữa là do Hàn Quốc vẫn buộc phải dựa vào công nghệ nước ngoài vì sự thiếu hụt công nghệ hạt nhân. Ví dụ, Hàn Quốc chiếm thị phần lớn nhất thế giới về chất bán dẫn bộ nhớ nhưng thị phần của chất bán dẫn hệ thống lại chỉ chiếm 2,4%. Mặc dù là chuyên gia số 1 về màn hình LCD nhưng Hàn Quốc vẫn phải nhập khẩu nhiều thiết bị và phương tiện vì thiếu công nghệ chính. Chỉ bằng cách vượt qua những hạn chế này, ngành công nghệ thông tin Hàn Quốc mới có thể thực sự trở thành động lực tăng trưởng mới của tương lai.

Công nghệ bán dẫn

Hàn Quốc chiếm thị phần lớn nhất thế giới về thị trường bán dẫn bộ nhớ những lại chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ tại thị trường bán dẫn hệ thống vốn lớn gấp 4 lần so với thị trường bán dẫn bộ nhớ. Thị phần bán dẫn hệ thống của Hàn Quốc chỉ là 2,4%, bằng một nửa thị phần của Đài Loan (5,1%). Năm 2007, thâm hụt thương mại của ngành bán dẫn hệ thống của Hàn Quốc lên tới 7,1 triệu đôla. Ban kế hoạch của chính phủ cho biết Hàn Quốc cần 13,5 triệu đôla trong 5 năm tới để phát triển ngành bán dẫn hệ thống bằng cách kết hợp với các ngành hệ thống khác như thiết bị điện thoại di động, thiết bị điện gia dụng và ôtô.

Công nghệ màn hình (displays)

Theo kế hoạch thì màn hình có thể uốn cong, màn hình AM-OLEDs tự phát xạ và màn hình trong sẽ được phát triển thành những sản phẩm chiến lược trong tương lai. Ban kế hoạch cho rằng cần phải giảm bớt những quy định hiện hành về việc xây dựng các nhà máy để hình thành các cụm công nghiệp tại khu vực Tangjeong và Paju.

Thông tin không dây thế hệ mới

Ban kế hoạch dự định đẩy mạnh sự hội tụ, tích hợp của ngành thông tin di động với các ngành khác. Bên cạnh đó cần phải tập trung vào việc phát triển công nghệ cần thiết cho việc hình thành nên những ngành mới như công nghệ truyền thông hội tụ và công nghệ năng lượng dạ quang.

Công nghệ chiếu sáng LED

LED có khá nhiều tính năng vượt trội như tiết kiệm năng lượng, điều khiển số và thân thiện với môi trường. Trước đây, thị trường LED chỉ xoay quanh một số lĩnh vực như thiết bị điện thoại di động, chiếu sáng ngược (backlight). Tuy nhiên, hiện nay thị trường này đang ngày càng được mở rộng đến các lĩnh vực mới như ngành công nghiệp ôtô và công nghiệp chiếu sáng thông thường. Ngày 22/5, chính phủ đã đưa ra chiến lược động lực tăng trưởng hóa công nghiệp LED nhằm mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp này thành một trong ngành công nghiệp mũi nhọn mới trong tương lai.

RFID/USN

RFID là công nghệ cho phép nhận dạng tự động thông qua tần số di động lưu trữ trên thẻ nhãn điện tử. USN là cơ sở hạ tầng tiêu biểu của ngành công nghiệp dựa trên tri thức thu thập thông tin qua mạng lưới cảm ứng có mặt ở khắp nơi. Ngành công nghiệp RFID/USN vẫn còn nhiều hạn chế vì chi phí đầu tư lớn và giá thành của thẻ nhãn cao. Để tăng sức tiêu thụ RFID/USN, chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ tập trung vào ba vấn đề chính là: nâng cao sức mua, quản lý cở sở vật chất và phân bố bưu điện.

theo đài KBS