Nhớ năm ngoái cầm về quê mấy triệu thưởng tết của hai vợ chồng, lo sắm sửa cho bên nội, bên ngoại mà hết mất tiền dành mừng tuổi cho các cháu, đành phải mượn tạm tiền mừng tuổi của con để lì xì cho mấy đứa cháu ở quê mà tôi không khỏi xót xa.
Năm nào cũng thế, năm hết tết đến là biết bao nhiêu khoản phải lo. Nhớ ngày xưa còn trẻ, năm nào tôi cũng háo hức chờ tết đến, xuân về. Nhưng từ ngày lập gia đình rồi có con, tôi lại sợ tết đến vậy, vừa mệt mỏi vừa tốn kém. Đã trăm thứ cần phải tiêu đến tiền, mà một phần không thể thiếu được đó là tiền lì xì đầu năm mới.
Với đồng lương công chức ít ỏi của hai vợ chồng và vô số các thứ phải dùng đến tiền nhất là khoản mừng tuổi cho ông bà, bố mẹ, và một bầy lít nhít cháu chắt hai bên họ hàng nội ngoại, rồi con cái của bạn bè, rồi cả các bạn của con đến chúc tết… Năm nào tôi cũng phải tính tính toán toán đến mụ cả đầu cho các khoản chi tiêu cuối năm.
Rút kinh nghiệm năm ngoái, đến sát tết tôi mới sắm sửa mọi thứ vì nghĩ rằng tết bây giờ cũng đơn giản, chỉ cần chạy ù ra cửa hàng một lúc là có tất tần tật những thứ cần mua. Đúng là như thế thật nhưng cứ giáp tết là mọi thứ đều tăng giá vù vù, thực phẩm khan hiếm nên không mua nhanh chỉ có hết hàng. Chính vì thế mà để sắm tết, tôi đã tiêu lạm cả vào tiền lẽ ra dành để về quê mừng tuổi các cháu. Cầm ít tiền về quê mà tôi cứ thấy thiêu thiếu, ngại ngần rồi còn phải mượn con cả tiền mừng tuổi của nó.
Năm nay rút kinh nghiệm, vừa cuối tháng lĩnh lương, tôi đã tranh thủ sắm sửa khá tươm tất cho cả ông bà nội ngoại và gửi đồ tết về quê.
Hai vợ chồng đều làm công chức nhà nước, thu nhập chẳng đáng là bao mà phải tằn tiện chắt bóp để lo cho con trong khi còn phải ở nhà thuê, cuộc sống của gia đình vô cùng chật vật, khó khăn. Giá cả thì tăng lên từng ngày. Tiền lo sắm sửa, về quê cũng đã chóng mặt, mà khoản lì xì đầu năm lại không thể thiếu được.
Bây giờ cuộc sống cũng khá hơn trước, tiền bỏ vào phong bao lì xì cũng nhiều hơn. Lại mang tiếng cô chú đi làm ở Hà Nội về, mừng tuổi các cháu ít cũng không đành. Nhà chồng tôi lại là một gia tộc lớn, nhà rất đông anh em, con cháu nên tiền lì xì đầu năm mới cũng chiếm một khoản kha khá trong thu nhập của hai vợ chồng. Tính sơ sơ cũng đã mất đứt tháng lương thứ 13 của tôi.
Rồi có tiền mà mừng tuổi cũng đâu phải dễ, phải đi đổi tiền lẻ. Mà tiền lẻ bây giờ cũng hiếm, nhu cầu thì nhiều mà tiền lẻ thì ít nên cũng phải tranh nhau, hoặc phải nhờ vả người này người nọ mới đổi được một ít. Nhớ năm ngoái không đổi được tiền lẻ, tôi đành phải cắn răng lôi ra những tờ 5 chục, 100 ngàn để mừng tuổi các cháu, trong khi con mình chỉ nhận được những tờ tiền mệnh giá 10 ngàn, 20 ngàn, tính ra thiệt hại cả triệu bạc. Trong khi đó tôi còn phải mượn tạm tiền mừng tuổi của con để lì xì cho mấy đứa cháu ở quê. Nhìn con cứ giữ khư khư chỗ tiền mừng tuổi sợ đánh rơi, tôi xót lắm nhưng chả có cách nào đành phải nựng con: “Con trai ngoan cho mẹ mượn mấy hôm rồi về Hà Nội mẹ sẽ đền cho con, rồi dẫn con đi chơi, lên Bờ Hồ ăn kem”. Nghe thế thằng bé mới dốc túi đưa hết tiền cho mẹ.
Nghĩ lại mà chua xót quá. Năm nay tôi cố gắng thu vén mọi thứ cho chu toàn, mua sắm ít đi một tí, dành tiền thưởng tết vào việc lì xì và quyết không động vào tiền mừng tuổi của con.
Kim Minh
Bạn đọc chia sẻ tâm sự của mình với chuyên mục "Chuyện chung, chuyện riêng" xin gửi về: [email protected] (Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại để tiện liên hệ).
Năm nào cũng thế, năm hết tết đến là biết bao nhiêu khoản phải lo. Nhớ ngày xưa còn trẻ, năm nào tôi cũng háo hức chờ tết đến, xuân về. Nhưng từ ngày lập gia đình rồi có con, tôi lại sợ tết đến vậy, vừa mệt mỏi vừa tốn kém. Đã trăm thứ cần phải tiêu đến tiền, mà một phần không thể thiếu được đó là tiền lì xì đầu năm mới.
![]() |
Ảnh minh họa |
Rút kinh nghiệm năm ngoái, đến sát tết tôi mới sắm sửa mọi thứ vì nghĩ rằng tết bây giờ cũng đơn giản, chỉ cần chạy ù ra cửa hàng một lúc là có tất tần tật những thứ cần mua. Đúng là như thế thật nhưng cứ giáp tết là mọi thứ đều tăng giá vù vù, thực phẩm khan hiếm nên không mua nhanh chỉ có hết hàng. Chính vì thế mà để sắm tết, tôi đã tiêu lạm cả vào tiền lẽ ra dành để về quê mừng tuổi các cháu. Cầm ít tiền về quê mà tôi cứ thấy thiêu thiếu, ngại ngần rồi còn phải mượn con cả tiền mừng tuổi của nó.
Năm nay rút kinh nghiệm, vừa cuối tháng lĩnh lương, tôi đã tranh thủ sắm sửa khá tươm tất cho cả ông bà nội ngoại và gửi đồ tết về quê.
Hai vợ chồng đều làm công chức nhà nước, thu nhập chẳng đáng là bao mà phải tằn tiện chắt bóp để lo cho con trong khi còn phải ở nhà thuê, cuộc sống của gia đình vô cùng chật vật, khó khăn. Giá cả thì tăng lên từng ngày. Tiền lo sắm sửa, về quê cũng đã chóng mặt, mà khoản lì xì đầu năm lại không thể thiếu được.
Bây giờ cuộc sống cũng khá hơn trước, tiền bỏ vào phong bao lì xì cũng nhiều hơn. Lại mang tiếng cô chú đi làm ở Hà Nội về, mừng tuổi các cháu ít cũng không đành. Nhà chồng tôi lại là một gia tộc lớn, nhà rất đông anh em, con cháu nên tiền lì xì đầu năm mới cũng chiếm một khoản kha khá trong thu nhập của hai vợ chồng. Tính sơ sơ cũng đã mất đứt tháng lương thứ 13 của tôi.
Rồi có tiền mà mừng tuổi cũng đâu phải dễ, phải đi đổi tiền lẻ. Mà tiền lẻ bây giờ cũng hiếm, nhu cầu thì nhiều mà tiền lẻ thì ít nên cũng phải tranh nhau, hoặc phải nhờ vả người này người nọ mới đổi được một ít. Nhớ năm ngoái không đổi được tiền lẻ, tôi đành phải cắn răng lôi ra những tờ 5 chục, 100 ngàn để mừng tuổi các cháu, trong khi con mình chỉ nhận được những tờ tiền mệnh giá 10 ngàn, 20 ngàn, tính ra thiệt hại cả triệu bạc. Trong khi đó tôi còn phải mượn tạm tiền mừng tuổi của con để lì xì cho mấy đứa cháu ở quê. Nhìn con cứ giữ khư khư chỗ tiền mừng tuổi sợ đánh rơi, tôi xót lắm nhưng chả có cách nào đành phải nựng con: “Con trai ngoan cho mẹ mượn mấy hôm rồi về Hà Nội mẹ sẽ đền cho con, rồi dẫn con đi chơi, lên Bờ Hồ ăn kem”. Nghe thế thằng bé mới dốc túi đưa hết tiền cho mẹ.
Nghĩ lại mà chua xót quá. Năm nay tôi cố gắng thu vén mọi thứ cho chu toàn, mua sắm ít đi một tí, dành tiền thưởng tết vào việc lì xì và quyết không động vào tiền mừng tuổi của con.
Kim Minh
Bạn đọc chia sẻ tâm sự của mình với chuyên mục "Chuyện chung, chuyện riêng" xin gửi về: [email protected] (Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại để tiện liên hệ).