Chúng ta đang chứng kiến mức độ áp dụng công nghệ chưa từng có trong nông nghiệp. Nhiều công nghệ nông nghiệp sắp ra mắt dường như rất hứa hẹn cho tương lai của ngành nông nghiệp. Internet of Things (IoT) đã nổi lên như một trong những công nghệ quan trọng nhất của thế kỷ 21.
Nhờ máy tính giá rẻ, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, phân tích và công nghệ di động, các vật thể vật lý có thể chia sẻ và thu thập dữ liệu với sự tương tác của con người ở mức tối thiểu. Trong môi trường siêu kết nối này, các hệ thống kỹ thuật số có thể ghi lại, giám sát và thay đổi mọi tương tác giữa các thực thể được kết nối. Thế giới vật lý gặp gỡ thế giới kỹ thuật số và chúng hợp tác với nhau.

IoT kết nối thế giới kỹ thuật số và vật lý thông qua một loạt các công nghệ. Các cảm biến, có thể theo dõi các thứ như nhiệt độ hoặc chuyển động, hoặc bất kỳ thay đổi nào trong môi trường, được nhúng vào các vật thể vật lý, cũng giống như các bộ truyền động, nhận tín hiệu từ cảm biến và sau đó thực hiện một hành động nào đó để phản ứng với những thay đổi đó.
Cảm biến và bộ truyền động giao tiếp với các hệ thống máy tính có thể giám sát hoặc quản lý tình trạng và hoạt động của các đối tượng và máy móc được liên kết thông qua mạng có dây (ví dụ: Ethernet) hoặc không dây (ví dụ: WiFi, di động).
IoT ban đầu được coi là một công nghệ nông nghiệp mới nổi, nhưng hiện tại nó đã trở thành xu hướng chủ đạo do được sử dụng rộng rãi. Công nghệ IoT phát triển, tạo ra kho dữ liệu theo thời gian thực và việc phân tích kho dữ liệu đó đã tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động sản xuất.
Các quyết định được dựa trên “dữ liệu theo thời gian thực” là cách tiếp cận trong sản xuất thông minh, giúp tối ưu mọi hoạt động, như lập kế hoạch bán hàng và sản xuất, nâng cao năng suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng cũng như cung cấp tốt hơn các loại dịch vụ sau bán hàng.
Tăng cường khả năng hiển thị thông tin: Nhà nông có thể theo dõi tình hình hoạt động của toàn bộ nhà máy theo thời gian thực. Dựa trên những thông tin chính xác này, nhà nông có thể đo đạc hiệu suất hoạt động của từng khâu sản xuất, hiểu chính xác và chi tiết những gì đang xảy ra, xác định các điểm nghẽn để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh hoạt động và quy trình và có thể đo đạc hiệu quả của những thay đổi này.
Tối ưu hoạt động và giảm chi phí: Với các tập dữ liệu lớn thu thập từ các thiết bị và ứng dụng, nhà máy có thể sử dụng các thuật toán AI giúp giải quyết các vấn đề phức tạp. Ví dụ, một nhà vườn trồng Sầu riêng có thể sử dụng các đơn đặt hàng tích lũy của khách hàng để dự báo tốt hơn nhu cầu trong tương lai, điều chỉnh việc đặt hàng nguyên vật liệu và phân bổ không gian nhà kho phù hợp với kế hoạch sản xuất và lưu kho.
Ngoài ra, dựa trên thông tin lịch sử hoạt động, bảo dưỡng của máy móc, công nghệ AI có thể dự báo những hỏng hóc có thể xảy ra đối với thiết bị và đưa ra các gợi ý lịch bảo trì chủ động phù hợp với kế hoạch sản xuất, giảm thiểu tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa.
Tự động hóa: Dữ liệu và các công nghệ IT phát triển như công nghệ IoT, nhận dạng hình ảnh bằng công nghệ AI,… đã tạo ra các dây chuyền tự động mới mà cần ít sự can thiệp của con người. Ví dụ trong dây chuyền sản xuất, bằng cách sử dụng kết hợp camera, công nghệ nhận dạng hình ảnh AI, dây chuyền có thể tự động phát hiện các sản phẩm bị lỗi và dùng tay máy robot để loại bỏ sản phẩm ra ngoài trong khi các sản phẩm khác vẫn chạy trên dây chuyền.
Phát triển phương thức sản xuất lấy khách hàng làm trung tâm: Bằng việc thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến nhu cầu, sở thích, thói quen của khách hàng, thay vì phương thức sản xuất hàng loạt truyền thống, nhà nông có thể tập trung canh tác các mặt hàng riêng biệt cho từng nhóm đối tượng, rút ngắn thời gian ra các sản phẩm mới, hoặc cho phép người tiêu dùng cuối có thể trực tiếp đặt hàng và sản xuất theo yêu cầu.