TIN BÀI KHÁC
![]() |
Có cách nào để tôi không phải bán nhà trả nợ (Ảnh minh họa) |
Thứ nhất: Nghĩa vụ trả nợ vay
Điều 474 bộ luật dân sự 2005 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau :
"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
...
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."
Theo quy định trên thì bạn có nghĩa vụ phải trả đủ số tiền đã vay khi đến hạn và phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định vì bạn vay có lãi mà khi đến hạn không trả tiền đã vay.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì bạn chỉ có thể thỏa thuận với người cho vay để gia hạn thêm thời gian trả nợ, nếu người cho vay đồng ý gia hạn thêm thời gian trả nợ thì bạn có thể được gia hạn trả nợ, nếu trường hợp người cho vay không đồng ý, bạn có nghĩa vụ phải thanh toán khoản nợ trên trong phạm vi tài sản của mình.
Thứ hai: Việc phát mại tài sản để trả nợ:
Nếu bạn sở hữu ngôi nhà giá trị, trong khi đó khoản nợ chỉ có 80 triệu thì cơ quan thi hành án sẽ kê biên những tài sản khác tương xứng với khoản nợ đó để thu hồi nợ chưa cần xử lý đến ngôi nhà.
Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà bạn không trả nợ thì người đó có thể yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản của bạn để trả nợ. Lãi suất cho vay có thể được tính theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay.
Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc