Theo PGS.TS Trần Công Khánh- GĐ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) có 2 loại cây mà dân gian thường gọi chung là cây Hoàn Ngọc nhưng chỉ có 1 loại có tác dụng chữa bệnh.

Cây Hoàn Ngọc (tên khoa học là Preuderantherum PalaliFerum Radlk), dân gian thường gọi là cây con khỉ hay cây xuân hoa; được PGS, TS KH Trần Công Khánh phát hiện giữa những năm 90 của thế kỷ 20 tại rừng Cúc Phương.

Hoàn Ngọc là một cây bụi, cao 1 - 3m, sống nhiều năm, thân non mềm màu xanh lục, thân già hoá gỗ màu nâu, nhiều cành mảnh. Lá mọc đối, cuống lá dài 1,5-2,5cm, phiến lá mềm, hình mũi mác... Hiện nay, cây Hoàn Ngọc được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để làm thuốc.

Phân biệt 2 loại cây Hoàn Ngọc

Loại cây có dạng lá nhỏ, màu đỏ tía là cây hoàn ngọc dương, nhớt tím, hoàn ngọc đỏ. Khoa học đã chứng minh và khẳng định đây không phải cây hoàn ngọc chữa bệnh mà là cây bán tự mốc, tên khoa học là Hemigraphis glaucescens C.B Clarke, họ Ô rô (Acanthaceae). Bán tự mốc chủ yếu được dùng trong dân gian, chưa có công trình nào nghiên cứu về tác dụng trị bệnh của loại cây này.

{keywords}

Cây Hoàn Ngọc và sản phẩm trà tiện lợi

Còn loại cây mà dân gian gọi là Hoàn Ngọc âm hay nhật nguyệt, nội đồng, lay gàm, dièng tòn pièng (Dao), nhần nhéng (Mường), tu lình, nó mới chính là cây hoàn ngọc thật, có tác dụng trị bệnh.

Năm 1987, PGS.TS Trần Công Khánh đã có công trình nghiên cứu về cây Hoàn Ngọc âm này, xác định được tên khoa học của cây là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), và đặt tên chính thức cho cây thuốc là xuân hoa. Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn quen gọi là Hoàn Ngọc. Hiện đã có hàng chục công trình nghiên cứu của PGS.TSKH Trần Công Khánh từ thực vật, đến hóa học và tác dụng sinh học của cây thuốc này, đã được công bố trên các tạp chí khoa học ở trong và ngoài nước.

Nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh

Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, cây Hoàn Ngọc không độc, có thể uống trong hay đắp ngoài, dùng tươi hay dùng khô đều được, có tác dụng chữa các bệnh: Viêm nhiễm đường tiêu hóa, cầm máu, lở loét, sẹo lồi, mụn lồi.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều hoạt chất quý trong lá và rễ cây hoàn ngọc có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Chẳng hạn như Flavonoid có lợi cho tim mạch, động mạch vành khi có khả năng làm tan xơ vữa động mạch, cặn máu.

Mẫu chiết xuất từ rễ cây Hoàn Ngọc 7 năm tuổi được trồng và chăm sóc tại DN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga TN và tại đất Tây Ninh phát hiện chứa nhiều chất quí như: Lupeol, Lupenone, Bentulin, axit Pomolic… Thử nghiệm trên chuột cho thấy, các hoạt chất này giúp kháng viêm, chống oxy hoá, gây độc tế bào ung thư và cản trở quá trình xâm nhập, phát triển của vi rút HIV - AIDS, đặc biệt cơ chế chống nhờn thuốc.

Năm 2012 doanh nghiệp Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh đã được Chính phủ phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm 2 sản phẩm dạng viên nang chiết tinh chất từ cây Hoàn Ngọc với tính năng hỗ trợ phòng chống khối u.

Dự kiến, nhà máy sẽ vận hành trong thời gian tới. Đây là nhà máy chiết xuất dược liệu đầu tiên và là đề tài cấp Nhà nước đầu tiên của tỉnh Tây Ninh về lĩnh vực y dược.

Doanh nghiệp tư nhân trà Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh cũng đã cùng các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất thành dạng trà túi lọc tiện lợi với chiết xuất từ lá và rễ cây Hòan Ngọc. Trà Hoàn Ngọc được sản xuất với quy trình khép kín, an toàn từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến trong môi trường sạch - công nghệ tiên tiến; đã được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

Đông Hường