Chuyện tưởng nhỏ, nhưng khiến cả nhà khi reo mừng như bắt được vàng, lúc lại ủ rũ buồn lo: Trẻ đã thông, hoặc còn “tắc tị” cái đường ruột.

Nỗi khổ bé “tắc tị”


Bé Bông (3 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) ngoan ăn nhưng thường khiến mẹ phiền lòng bởi bé rất ghét ngồi bô. 5-6 ngày Bông mới có nhu cầu ngồi bô, mỗi lần đều mặt đỏ tía tai, khóc lóc thảm thiết khiến ông bà bố mẹ vã mồ hôi “rặn” cùng; đôi khi phải đầu hàng và dùng thuốc thụt cho bé. Một lần không có thuốc, Bông phải gắng sức và kết quả thu được là máu đỏ ối cả chiếc bô. Tại bệnh viện, bác sỹ kết luận Bông bị rách hậu môn do táo bón; nếu không vệ sinh theo dõi vết thương cẩn thận, bé có thể bị nhiễm trùng, kéo theo nhiều rắc rối khác.

{keywords}
“Con không chịu ăn rau” là tâm sự chung của nhiều bà mẹ

Đi tìm nguyên nhân tình trạng táo bón nặng của bé Bông, bác sĩ cho rằng mẹ bé đã quá tuân thủ nguyên tắc tôn trọng nhu cầu và sở thích của con, theo cách nuôi dạy hiện đại. Mẹ bé Bông không ép bé ăn rau xanh, trái cây khi bé thờ ơ với các thức này vì cho rằng “con có quyền quyết định cần và muốn ăn gì” theo sở thích. Chỉ đến khi, con “gặp nạn” chị mới tá hỏa.

Mẹ bé Bông càng trách mình hơn khi chứng kiến những cháu bé phải nằm viện cả tháng trời vì táo bón nặng đến mức nhiễm độc từ bên trong.

{keywords}
Tìm cách “dụ” con ăn rau vẫn luôn là bài toán hóc búa của nhiều bà mẹ

Theo ThS Trần Mạnh Hà, bác sĩ chuyên khoa Nhi, Trung tâm Bác sĩ Gia đình Hà Nội, táo bón thường xuyên dễ gây chảy máu ở hậu môn khi các bé đi ngoài, khiến các bé bị đau, nhiều cháu đau quá sợ không dám đi nên càng bị táo nặng hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, lượng phân lưu cữu lâu ngày trong cơ thể sẽ “đầu độc” cơ thể trở lại, phát sinh bệnh lý hấp phụ chất độc. Vì vậy, mẹ không nên coi thường và chủ quan, cũng không nên tự ý dùng các loại thuốc thụt, xổ cho bé, vì như vậy, chỉ càng khiến bé bị mất phản xạ đi ngoài tự nhiên, tốt nhất là nên cải thiện tình trạng táo bón của bé bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, phong phú, đảm bảo đủ nhu cầu chất xơ.

Đa dạng nguồn bổ sung vitamin, chất xơ cho bé

BS. Hà cho biết, 3 nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ táo bón là do trẻ bị thiếu nước, thiếu chất xơ và thiết các vi sinh có lợi trong đường ruột. Trong khi dễ bị thiếu nước do chơi đùa ra nhiều mồ hôi hoặc không uống đủ nước lượng nước theo nhu cầu, các bé lại không thích rau xanh, trái cây, nhất là trái cây giòn hay có hạt.

Một lý do khác là trái cây có nhiều xơ, khó nuốt nên đòi hỏi bé phải nhai kỹ trong khi tâm lý trẻ nhỏ luôn vội để vui chơi.

{keywords}

Bên cạnh chất đạm, bột, béo thì chất xơ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất toàn diện của trẻ.

Vì vậy BS. Trần Mạnh Hà khuyến cáo, ngoài việc chú ý cho trẻ uống nước đầy đủ, mẹ có thể bổ sung chất xơ cho con qua chế độ ăn phong phú rau củ quả được chế biến đúng cách.

“Các mẹ cần biết, có hai loại chất xơ là chất xơ tan và chất xơ không tan, chất xơ tan mới có giá trị trong việc cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. Tuy nhiên, trong rau củ quả phần lớn lại là chất xơ không tan, lượng tinh chất xơ tan rất ít nên mới có trường hợp có bé ăn rất nhiều rau mà vẫn bị táo bón là như vậy. Ngoài rau củ quả, các chế phẩm có bổ sung chất xơ và các vi sinh có lợi như sữa chua cũng là một lựa chọn tốt cho bé”, BS. Hà nhấn mạnh.

{keywords}

Mẹo nhỏ bổ sung chất xơ cho trẻ

Bổ sung chất xơ tan với sữa chua là một trong những giải pháp tối ưu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng (bên cạnh trái cây và rau củ). Sữa chua luôn là món yêu thích của bé vì lành lạnh, vừa ngậm vào đã tan trong miệng, có độ sánh sệt rất ngon và vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn. Sữa chua dành cho trẻ em hiện nay đã được bổ sung thêm men vi sinh sống, chất xơ với các hương vị thơm ngon từ táo, chuối, dâu…

Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày để tăng cường các vi khuẩn có lợi cho hệ miễn dịch và giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua trực tiếp, trộn cùng trái cây hoặc xay sinh tố với các trái cây mà bé thích.
 

Hải An