Phân bổ thời gian hợp lý 

Theo cô Hương, ngay sau khi nhận đề thi, thí sinh cần đọc lướt toàn bộ đề trong 1-2 phút đầu, ước lượng dạng câu hỏi và độ khó.  

Sau đó, xác định thứ tự làm: thường nên bắt đầu với các câu “dễ” (phát âm, trọng âm, một số câu từ vựng - ngữ pháp đơn giản) để lấy tinh thần và ghi điểm nhanh.  

Phần đọc hiểu, sắp xếp câu và viết lại câu thường “ngốn” nhiều thời gian hơn, vì vậy, học sinh cần căn thời gian hợp lý.  

Nên dành ra 5 phút cuối để soát lại các câu đã tô, tránh tô nhầm ô hoặc sai thứ tự câu.

Chiến thuật “lướt - chọn - quay lại” 

Lướt: Trong quá trình làm bài thi, khi gặp một câu khó, các em hãy đánh dấu và chuyển qua câu khác ngay nếu chưa tìm ra hướng giải. Điều này đơn giản để tránh lãng phí thời gian.  

Chọn: Xác định nhanh các câu “chắc chắn” hoặc “tương đối dễ” để giành lấy số điểm an toàn trước.  

Quay lại: Sau khi xử lý xong các câu dễ, quay lại những câu khó để xem xét kỹ hơn và suy luận tìm hướng giải.

dddddddddd.JPG
Các sĩ tử ở kỳ thi vào lớp 10 những năm trước. Ảnh: Thanh Hùng

Rà soát trước khi nộp 

Trước khi nộp bài cho cán bộ coi thi, thí sinh cần kiểm tra lại có câu nào bỏ trống đáp án không.  

Đảm bảo đánh dấu đúng câu số - cột trả lời.  

Với các câu đã sửa đáp án nhiều lần, các em cần chắc chắn đã tẩy sạch đáp án cũ để tránh bị chấm nhầm.

Giữ tâm lý thoải mái, tập trung

Giữ được tâm lý thoải mái, tập trung không chỉ là “tinh thần” chung, mà còn là “chìa khóa” để học sinh tận dụng hiệu quả mọi kiến thức, kỹ năng đã rèn luyện. 

“Có được kỹ năng làm bài cộng thêm những sự cẩn trọng sẽ giúp các học sinh chắc chắn hơn với mỗi lựa chọn của mình và đặc biệt không để ‘rơi rớt điểm số oan’, qua đó đạt điểm số tối ưu cho bài thi lớp 10. Các em hãy tin tưởng vào bản thân, giữ vững tinh thần, và tự tin thể hiện hết mình để gặt hái kết quả tốt”, cô Hương nói.

Cô Mai Hương cũng lưu ý những dạng bài, lỗi sai dễ bị mất điểm ở môn Tiếng Anh.

Dạng bài ngữ âm, quy tắc phát âm đuôi “-ed” và đuôi “-s” là một trong những phần thường gặp trong dạng bài tìm từ có phần gạch chân phát âm khác với số còn lại. “Hầu hết, đề thi trong những năm gần đây đều xuất hiện. Tuy nhiên, học sinh có xu hướng chủ quan, dù có ghi chép lại”, cô Hương nói. 

Hay dạng bài tìm lỗi sai trong câu: Các đáp án trong câu cũng được xáo trộn, học sinh thường rất dễ nhầm khi mặc định phần gạch chân đầu tiên trong câu là đáp án A, phần gạch chân thứ 2 là đáp án B… Vì vậy, khi đáp án bị xáo trộn, rất nhiều học sinh dù biết làm câu đó, nhưng vẫn chọn nhầm đáp án.

Ví dụ: Lỗi sai ở câu bên dưới là “many homeworks”, tương đương với phần gạch chân thứ 2 (tức đáp án A), nhưng thực tế nhiều học sinh mất điểm do chọn nhầm đáp án B (vì nghĩ phần gạch chân thứ hai theo thứ tự là đáp án B).

picture2 1714.png

Hoặc dạng bài tìm câu đồng nghĩa (kỹ năng Viết): Nhiều học sinh không đọc đề bài, vội vàng đọc đáp án và chọn ngay 1 đáp án đúng về cả ngữ pháp và ngữ nghĩa. Tuy nhiên, đáp án đúng lại phải là “câu có nghĩa tương tự với câu đề bài cho”. 

Ví dụ: Ở câu dưới, đáp án A và D đúng về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa, nhưng không có nghĩa tương đương với câu đề bài cho. Đáp án đúng là B.

picture3 1715.png