Ba mươi lăm năm trước, không ai, kể cả chính anh có ý tưởng đẹp đẽ rằng những nỗ lực của mình sẽ tạo ra sự sống cho một cánh rừng.

{keywords}

Mọi chuyện bắt đầu với giấc mơ từ năm 1979, khi những cái cây đầu tiên trồng trên  những khoảnh đất dành cho chim và thú nhỏ "dựng nhà".

Theo đuổi giấc mơ, Jadav Payeng, và sau đó là những người trẻ trong bộ lạc Mishing của quận Jorhat bắt đầu trồng cây thường xuyên.

Nhiều thập kỷ sau đó, cây đã mọc thành rừng rậm, bao phủ 55 hecta đất, trở thành nhà của voi, hổ, bò tót và hươu.

Anh lại tiếp tục trồng 150 hecta kế tiếp cánh rừng 50 hecta trước đó.

Đánh giá cao những nỗ lực tự thân của anh, chính quyền tỉnh Assam đã đặt tên cho khu rừng anh gầy dựng, với cái tên Mulai Kathoni Bari hoặc rừng của Mulai, tên con vật cưng của Payeng.

Năm 2012, trường đại học hàng đầu của Ấn Độ - ĐH Jawaharlal Nehru - gọi anh là "người rừng của Ấn Độ".

Trí tuệ quốc gia

Câu chuyện của trồng rừng Payeng  ở "xứ sở của trí tuệ" rất có ý nghĩa trong bối cảnh có nhiều cảnh báo về tác động xấu của tình trạng phá rừng, thu hẹp môi trường sống của động vật.

Năm 1979, anh hãy còn là một thiếu niên.  Khi lũ lụt kéo tới, anh đã nhìn thấy hàng trăm con rắn chết trên sông. Đất đai trôi sạch, cây bật gốc, động vật thì mất nơi trú ẩn hoặc chết.

"Tôi nhận ra rằng thiên nhiên và hệ sinh thái tiếp tục bị hư hỏng," Payeng hồi tưởng.

Khoảng thời gian này, anh cũng quan sát thấy nơi trú ẩn của các loài chim di cư dần dần lan đến đến các khu vực rừng và đất ngập nước gần nhà mình và điều này quấy rầy anh.

Già làng nói với anh rằng với độ che phủ rừng đã bị giảm, cùng với nạn phá rừng, động vật bị mất nơi ở. Giải pháp là xây dựng nhà mới hoặc rừng cho các loài động vật.

"Họ đã cho tôi một vài cây tre và yêu cầu tôi trồng" - Payeng nhớ lại.

Anh đóng đô trên một cù lao, cách vài cây số chỗ bờ sông Brahmaputra hùng mạnh, và bắt đầu trồng lấy mẫu.

Mỗi cây nhỏ một ngày

Mang trong mình niềm tin, kể từ đó, hàng ngày Payeng đi thăm đảo và trồng ít cây một.

"Đảo này rất gần nhà tôi. Tôi bắt đầu trồng tre, những loài cây ở trong vùng hoặc cây ít giá trị. Khoảng 15 năm nay, tôi mới trồng các loại cây có giá trị cao như gỗ tếch" - anh kể.

Việc tưới nước cho cây cũng là cả một vấn đề.Anh không thể lấy nước từ sông và nước ở nhà máy.

Anh đã xây dựng một hệ thống tre dẫn ở trên các cành cây và đặt chậu đất với các lỗ nhỏ ở trong. Nước dần dần sẽ nhỏ giọt trên cây  và tưới cho cả tuần đến khi chậu cạn nước.

Payeng cũng thả mối, kiến, giun đất và côn trùng để cải tạo đất cho màu mỡ.

"Mối và kiến cải thiện rất tốt độ phì nhiêu của đất. Chúng chui sâu vào bề mặt đá cứng, làm cho đất xốp và dễ dàng để cày", ông nói.

Những câu chuyện của rừng già

Khi rừng lớn, những vấn đề mới phát sinh từ phía người dân làng đặt ra thách thức với Payeng.

Voi hoang dã của rừng bắt đầu đi lạc đến các làng ở bìa rừng, phá hoại cây trồng. Hổ thì săn gà nuôi và gà lôi.

Dân làng giận dữ nói với Payeng rằng họ sẽ phá rừng, giống như cách mà các loài hổ, báo đã đe dọa cuộc sống và cây trồng của họ.

Thế là Payeng bắt đầu trồng thêm cây xanh, đặc biệt là chuối, món ăn ưa thích của con voi trong rừng của mình.

Được có đủ thức ăn trong rừng, voi không ra làng quấy rầy người dân nữa. Sau đó thì các loại động vật khác được nuôi tiếp để phục vụ các chú hổ hoang dã.

Sau khi vội vã hoàn tất công việc của mình vào buổi sáng và cung cấp sữa cho các làng, Payeng lại dành thời gian theo đuổi ước mơ của mình, phát triển "ngày càng nhiều rừng" dọc theo các đảo gần sông Brahmaputra.

Chính quyền tỉnh Assam và cac nhà khoa học đánh giá cao những nỗ lực của Payeng.

"Payeng là một nhà bảo tồn thực sự đang làm việc miệt mài vấn đề này. Ở anh cho thấy, một người bình thường với động cơ tốt nhiệt tình có thể làm những việc lớn", Tarun Gogoi, một quan chức tỉnh này cho biết.

  • Song Nguyên (Theo Aljazzera)