Bảo tàng Lịch sử quốc gia vừa khai mạc trưng bày Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ.

Nghệ thuật Phật giáo thời Lý (thế kỷ 11-13) đạt đến đỉnh cao với sự kết hợp hài hoà giữa Phật giáo Thiền tông, nghệ thuật cung đình và văn hoá dân gian tạo nên phong cách thanh thoát mà uy nghi, linh thiêng mà gần gũi.

Các tác phẩm điêu khắc thời Lý với kỹ thuật chế tác tượng tròn, phù điêu, chạm nổi, chạm lộng được tạo hình mềm mại, uyển chuyển, cân đối, hài hoà, cách điệu cao nhưng vẫn giữ nét tự nhiên.

Đồ gốm trong nghệ thuật Phật giáo thời Lý với các dòng gốm men trắng ngà, men nâu, hoa nâu, men ngọc. Kỹ thuật trang trí chủ yếu là khắc chìm, tráng men độc sắc, khuôn in, dán nổi... với các hoa văn đặc trưng liên quan đến Phật giáo: hoa sen, cúc dây, chim phượng, rồng, vũ công...

W-phat5.jpg
Đầu tượng tiên nữ bằng đá tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh.
W-phat1.jpg
Đầu tượng tiên nữ bằng đất nung.
W-phat4.jpg
Tượng Kinnari chơi đàn nguyệt bằng đá. 
W-phat3.jpg
Chân tảng bằng đá tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh.
W-phat9.jpg
Tượng Kinnari đánh trống tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh.
W-phat12.jpg
Cột chạm rồng sóng nước bằng đá. 
W-phat14.jpg
Đàn nguyệt, chùa Phật Tích, Bắc Ninh. 
W-phat13.jpg
Đầu tượng tiên nữ, đất nung.

Ảnh: T.Lê