Xu hướng chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Nhằm từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, minh bạch xuất xứ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến, ngành nông nghiệp bắt đầu triển khai chuyển đổi số. Chương trình này được kỳ vọng giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn.

Trong đó vấn đề nòng cốt là hình thành được đội ngũ nông dân số, có trình độ, năng lực sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin để làm chủ được công nghệ, giúp tăng hiệu quả tiếp thu và áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Những đổi mới kỹ thuật số đang định hình tương lai của thương mại nông sản thực phẩm. Trong thế giới ngày càng số hóa, có những cơ hội mới giúp cải thiện hiệu quả, tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc; tăng cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa bằng cách kết nối nhà sản xuất với người tiêu dung; giảm rủi ro thanh toán và tăng khả năng tiếp cận tài trợ thương mại.

Việc điều chỉnh chứng chỉ thương mại kỹ thuật số có thể tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại bằng cách loại bỏ chứng từ giấy, giảm gian lận và cho phép các thủ tục biên giới nhanh hơn, giúp giảm chi phí. Qua thu thập và theo dõi dữ liệu, công nghệ kỹ thuật số có thể giúp cải thiện việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc xuất xứ an toàn thực phẩm, nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc…
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Để ngành Nông nghiệp khai thác những lợi ích của công nghệ kỹ thuật số, cả Nhà nước và khu vực tư nhân phải nhanh chóng cập nhật khuôn khổ quy định, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và hạ tầng pháp lý; khuyến khích các bên liên quan tham gia để tiếp thu công nghệ mới, phát triển năng lực để cải thiện kỹ năng kỹ thuật số ở cấp chính phủ và nông trại và thúc đẩy khả năng tương tác giữa hệ thống kế thừa và công nghệ mới.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bởi vậy, các địa phương phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tạo bước đột phá về nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp an toàn và bền vững.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh nông sản. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp. Tuyên truyền vận động người dân làm chủ thiết bị thông minh, sử dụng thuần thục các ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.