Vào viện được hơn một tháng, Phạm Văn Ngân nằm sụp ở đó. Tình trạng bệnh thảm thương đến mức người nằm cạnh giường đang bệnh mặt mũi sưng vêu vao cũng phải ngóc dậy nói với chúng tôi “Nhìn mặt thì chỉ thấy da đỏ bong tróc đã sợ. Nhưng cô cố xem chân cháu, nó teo tóp chỉ có xương với da còn thảm thương hơn”.


Khuôn mặt ngày một biến dạng vì bệnh tật, nhìn vào đó mẹ Ngân bao lần khóc tủi

Phạm Văn Ngân đang nằm tại khoa Da liễu bệnh viện Bạch Mai. Đi qua những dãy nhà nhỏ thấp của bệnh viện tôi tìm đến phòng Ngân. Căn phòng nặng mùi kháng sinh, bệnh tật và cả những người bệnh đang mỏi mệt ngơ ngác.

Ngân sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp, ở một vùng quê Nam Định. Hồi còn nhỏ, gia đình chỉ biết rằng, Ngân mắc bệnh khớp nặng. Cứ 1 tuần gia đình phải đưa em tới viện và tiêm những mũi thuốc chữa khớp để chúng đỡ bị đau nhức. Học hết lớp 9, gia đình khó khăn, em lại bệnh liên tục nên Ngân quyết định nghỉ học. Bệnh khớp nặng, không thể làm ruộng Ngân đi học nghề, với mục đích àm nghề để kiếm sống, chữa bệnh.

Khi mà vất vả lắm em mới học xong nghế chạm khắc, tưởng rồi cuộc sống sẽ không phải chân lấm tay bùn, có thể kiếm được miếng cơm manh áo bằng cái nghề đó, thì ai ngờ, bệnh em ngày càng nặng hơn.

Mặc dù gia đình đã chạy chữa nhiều, nhưng bệnh không thuyên giảm mà mỗi lúc một trầm trọng. Từ bệnh viện tỉnh Nam Định em được đưa lên bệnh viện tại Hà Nội.

Ngân phải tiêm kháng sinh liều cao, cộng với cơ thể đang bị yếu. Mụn mọc khắp cơ thể, sốt suốt ngày, da bị bong, lột sạch toàn thân, động vào đâu cũng thấy đau. Nhìn em trên giường bệnh, ai cũng bảo bệnh đã hành em đến mức không nhận ra 1 con người nữa.

Bác sĩ Trần Thu Thủy, bác sĩ điều cho Ngân tại khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai cho chúng tôi biết: Ngân được đưa đến khoa trong tình trạng bệnh nghiêm trọng, đau khớp háng, đau một chân bên phải, teo cả hai bên chân, sốt cao và toàn thân bong da. Theo chuẩn đoán thì có thể Ngân bị viêm khớp vảy nến làm suy nhược cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dính đến viêm dính các khớp, teo cơ dẫn đến tàn phế suốt đời.


Đôi chân teo tóp của Ngân chỉ còn da bọc xương yếu ớt
Cũng theo bác sĩ Thủy: Bệnh của Ngân là bệnh hiểm nghèo, không hể điều trị dứt điểm mà chỉ tiên lượng từng thời điểm. Trong hơn 1 tháng nằm tại khoa, đến 2 ngày nay Ngân đã hết sốt, có một tia hi vọng là quá trình điều trị đang tiến triển tốt… Thuốc điều trị bệnh của Ngân rất đắt tiền, gia đình lại không có bảo hiểm nên hoàn toàn phải tự túc chữa bệnh.

Bố Ngân là ông Phạm Văn Sơn, người đàn ông đã chăm con hơn 1 tháng ở viện. Ông sợ mỗi khi nghe thông tin về con đến mức bảo với chúng tôi: Cháu nó bệnh thế, tôi sợ phiền hà… Ông tránh, ngay khi chúng tôi tìm theo đường dây nóng phản ánh của bạn đọc tìm đến gặp ông ở viện. Sợ thêm bất cứ nhọc nhằn, khổ sở, tai tiếng nào đổ lên gia đình mình, ông muốn giữ cho yên chuyện, cứ thế đi vay lãi chữa bệnh cho con.

Chúng tôi gặng hỏi, ông mới ngại ngùng phân bua: “Gia đình chúng tôi chỉ làm nông nghiệp để sống. Con bệnh triền miên, tôi chủ yếu đi vay lãi chữa bệnh cho cháu. Gia đình ở quê lại không có bảo hiểm…”. Ông chỉ nói để lửng vậy, để người ta không hiểu rằng ông đang khó, khổ. Thế nhưng nhìn mái tóc bạc của ông, có thể hiểu người cha ấy đã suy nghĩ nhiều về tình trạng của con biết chừng nào.

Hơn lúc nào hết, người con kiệt sức, người bố kiệt quệ cần sự hỗ trợ của bạn đọc để vượt qua khó khăn của bệnh tật.

Mọi sự đóng góp và chia sẻ khó khăn với Ngân và gia đình ông Sơn xin gửi về địa chỉ:

1. Bố của Phạm Văn Ngân: Phạm Văn Sơn (xóm Phong Vinh, xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) điện thoại 01689586125

2. Hoặc qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ Phạm Văn Ngân):

Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài:
Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
-The currency of bank account: 0011002643148
-Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ:
Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04.37722729 - Fax: 04.39744882

Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.
Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: ban[email protected]

  • Quang Trực – Minh Hải