Ấn Độ đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản, Việt Nam, Australia và các thành viên ASEAN.

>> Phát biểu của Ấn Độ không 'vừa lòng' TQ

>> Ấn Độ lường trước 'kịch bản xấu' về TQ

>> Lo TQ lấn sân, Ấn Độ chuyển sang 'hai gọng kìm'

Mới đây, Ấn Độ đã tổ chức vòng đối thoại chiến lược lần thứ sáu giữa ba nước Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản tại thủ độ New Delhi nhằm củng cố mối quan hệ giữa ba nước, khép lại một năm ngoại giao thành công của chính phủ mới do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu.

Trong những năm gần đây Ấn Độ đã nỗ lực tăng cường vai trò quan trọng của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Modi, New Delhi đã có những bước đi cụ thể nhằm củng cố mối quan hệ với các đối tác tại Đông Á và Đông Nam Á. Kết quả tốt đẹp của vòng đối thoại chiến lược lần thứ sáu mới đây là một minh chứng rõ sự gia tăng vai trò của New Deli trong chiến lược gắn kết với châu Á-Thái Bình Dương.

Những quyết định về chính sách đối ngoại ban đầu của chính phủ Modi đã cho thấy những ưu tiên đối với các nước láng giềng trong khu vực Nam Á. Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, Thủ tướng Modi đã mời các quan chức cấp cao của các quốc gia thuộc Hiệp  hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) và Maritius tham dự lễ nhậm chức của ông.  

Việc duy trì sự ổn định tại Nam Á không cần thiết đến mức phải mở rộng quan hệ ngoại giao đến mức như vậy. Để giải thích rõ hơn, Thủ tướng Modi cho rằng việc New Delhi thực hiện chính sách dối ngoại  như vậy là nhằm theo đuổi một tham vọng lớn hơn.

Với lợi ích kinh tế và an ninh, chính phủ của ông Modi đã có những nỗ lực đặc biệt để đặt mối quan hệ hữu nghị với các đối tác ở Đông Á và Đông Nam Á. Trao đổi thương mại giữa Ấn Độ với Bắc Á và Đông Nam Á hiện chiếm khoảng 1/4 tổng kim ngạch thương mại của nước này, nhiều hơn cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ với kim ngạch thương mại khoảng 65 tỷ USD trong giai đoạn 2013-2014. Còn kim ngạch thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và toàn khối ASEAN đã tăng lên 74 tỷ USD.

Tại hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN năm nay, ông Modi đã công bố Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và chính sách này sẽ chuyển sang giai đoạn Hành động phía Đông.  Điều này cho thấy Ấn Độ đã sẵn sàng đóng vai trò tích cực hơn nữa trong khu vực.

{keywords}

Ấn Độ thời Modi đã có nhiều bước đi khẳng định vị thế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Flickr/ Al Jazeera

Ấn Độ đã theo đuổi một cách tích cực sự gắn kết gần hơn với châu Á –Thái Bình Dương trong hơn hai thập kỷ qua, và đã thiết lập quan hệ kinh tế quan trọng và quốc phòng với khu vực này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều mối quan hệ của Ấn Độ đã bị xoay chuyển theo Chính sách cân bằng bên ngoài để đối phó với Trung Quốc.

Mối quan hệ Ấn Độ với Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn dài cùng với những đường hướng về kinh tế và an ninh. Sự trao đổi các đoàn cấp cao giữa hai nước đã được triển khai ngay khi ông Modi lên cầm quyền. Chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 9 là minh chứng đầu tiên trong việc giải quyết các yếu tố hợp tác và cạnh tranh trong mối quan hệ song phương.

Trong khi quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc đạt một số tiến triển, thì các hành động leo thang của Trung Quốc đối với vấn đề biên giới của Ấn Độ, cùng sự hiện diện ngày càng thường xuyên tại Nam Á và Ấn Độ Dương khiến New Delhi quan ngại về sự bao vây chiến lược.

Do vậy, Ấn Độ đang nỗ lực để xây dựng mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia có tầm ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt tập trung vào các nước Nhật Bản, Việt Nam, Australia và ASEAN.

Đặc biệt, những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và Hoa Đông và những điều không chắc chắn xung quanh vai trò của Mỹ trong khu vực, đã thúc đẩy đáng kể quốc gia láng giềng của Trung Quốc tìm đến Ấn Độ để đóng vai trò cân bằng trong khu vực. Mỹ cũng đã có một vài lần bày tỏ mong muốn Ấn Độ đóng vai trò toàn cầu nổi bật hơn nữa và có quan hệ gần gũi hơn với Mỹ trong nỗ lực giải quyết các nguy cơ nghiêm trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Do là cường quốc hải quân tiên tiến nhất châu Á và là một nguồn đầu tư tiềm năng và hỗ trợ về công nghệ, Nhật Bản đề nghị cơ hội hợp tác quan trọng do những mối quan hệ sâu sắc của Ấn Độ với Đông Á. Trong khi quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn có phần phát triển chưa toàn diện, Nhật Bản là nguồn tài trợ phát triển chính thức đáng cân nhắc, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng.

Từ lâu, Ấn Độ đã được công nhận là quốc gia có quan hệ gần gũi và đầy tiềm năng với Nhật Bản. Tuy nhiên, mối quan hệ hiện tại với Nhật Bản mang lại  nhiều lợi ích từ mối quan hệ cá nhân khá thân thiết giữa ông Modi với ông Abe. Ông Modi đã có chuyến thăm Nhật Bản rất thành công hồi tháng 9. Trong chuyến thăm  này, Nhật Bản đã cam kết đầu tư 35 tỷ USD trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ trong 5 năm, cam kết nâng cấp quan hệ quân sự, tuyên bố quan hệ hai nước là đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt.

Chính phủ của Thủ tướng Modi đã có những nỗ lực ngoại giao đáng kể để nâng cấp mối quan hệ với Việt Nam, với các chuyến thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Ấn Độ cũng bày tỏ sự ủng hộ về chính sách tự do hàng hải trên biển Đông, cam kết đối với an ninh của Việt Nam, mở rộng tín dụng xuất khẩu cho Việt Nam lên 100 triệu USD và đề xuất về việc Hà Nội và New Delhi thảo luận việc cung cấp tên lửa chống tàu BrahMos cho Việt Nam.  

Rõ ràng, quy mô hải quân là rất quan trọng đối với việc gắn kết của Ấn Độ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.  

Quy mô hàng hải cũng tăng sự liên quan của các đối tác của Ấn Độ với Australia, nước nhận mức độ quan tâm chưa từng có dưới thời của Thủ tướng Modi. Hai nước đã đi tới một thỏa thuân hạt nhân dân sự, ký dự luật khung về hợp tác an ninh và tái khẳng định cam kết của hai nước về các cuộc tập trận hải quân song phương.

Những bước đi tăng cường ngoại giao như trên cho thấy Ấn Độ đang đầu tư để củng cố vị trí của họ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tất nhiên, khả năng của Ấn Độ trong việc thực hiện những tham vọng tại đây phụ thuộc vào các điều kiện bên trong và bên ngoài. Trong đó có sự ổn định của các quốc gia láng giềng bên cạnh Ấn Độ và quan hệ hữu nghị với Pakistan, tình trạng an ninh với Afghanistan.

Các đối tác của Ấn Độ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể mong sự can dự hơn nữa của Ấn Độ trong các Sáng kiến an ninh hàng hải đa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực hỗ trợ nhân quyền và giảm nhẹ thiên tai, tội phạm xuyên quốc gia và tham gia diễn tập hải quân song phương. Tuy nhiên, chắc chắn Ấn Độ sẽ không tham gia vào các Sáng kiến an ninh đe dọa hoặc nhằm giới hạn sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Trước mắt, sẽ không thực tế nếu mong muốn Ấn Độ đóng vai trò tích cực hơn đối với tranh chấp chủ quyền lãnh hải tại Đông Á.

Mai Linh (lược dịch theo The National Interest)

* Tác giả bài viết, Danielle Rajendram, là nhà nghiên cứu của Hiệp hội chương trình an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy - chuyên nghiên cứu về Chính sách quốc tế.

Vòng đối thoại chiến lược thứ 6 giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ diễn ra tại thủ đô New Deli của Ấn Độ. Trong bối cảnh 3 nước cân nhắc cách thức tăng cường hợp tác chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương. Tại cuộc họp, ba nước đã bày tỏ quan ngại về thái độ leo thang của Trung Quốc tại biển Đông, thỏa thuận cân nhắc đề xuất tiến hành đối thoại ba bên cấp Ngoại trưởng.

Nguồn tin chính thức từ cuộc họp cho biết cuộc đối thoại bàn thảo nhiều vấn đề liên quan đến lợi ích của mỗi bên, trong đó các nhà ngoại giao tập trung vào triển vọng kết nối thương mại lớn hơn tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ngoài ra, các vấn đề khu vực, an ninh hàng hải và hợp tác trong các diễn đàn đa phương cũng được thảo luận. Ba nước thảo luận một vài dự án triển vọng để thúc đẩy việc chia sẻ lợi ích của ba nước và các đối tác khác của họ.

Gần đây, Ấn Độ cũng đã có cuộc gặp cấp cao với cả Nhật Bản và Mỹ. Thủ tướng Narendra Modi đã mời lãnh đạo cả hai nước thăm Ấn Độ, trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thăm Ấn Độ hồi tháng 1/2014, ông là quan chức cấp cao nhất tham dự Quốc khánh Ấn Độ và New Delhi đang mong đón tiếp Tổng thống Barack Obama đến thăm vào dịp Quốc khánh năm tới.

Sự hợp tác giữa ba nước như được tạo thêm một bước tiến mới sau khi chính phủ của Thủ tướng Modi quyết định chuyển Chính sách hướng Đông sang giai đoạn Hành động phía Đông. Động thái thúc đẩy đối thoại 3 bên diễn ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp lãnh hải.

Webindia123.com